Trình bày và phân tích ý nghĩa của những sự kiện mang tính bước ngoặt của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến nay. Vì sao từ những năm 90 thế kỉ XX trở đi, trong hoạt động của mình, ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế song song với hợp tác an ninh chính trị?

1 câu trả lời

Bài làm

1. Những sự kiện mang tính bước ngoặt của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ khi thành lập đến nay:

- 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với mục tiêu phát triển kinh tế văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực ⇒ tạo nền tảng cho quá trình liên kết, hợp tác khu vực…

- 2/1976, các nước ASEAN ký Hiệp ước thân thiện hợp tác ở Đông Nam Á tại Bali (Inđônêxia), xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên khác trong khu vực ⇒ Đánh dấu sự khởi sắc và mở ra một thời kỳ phát triển mới của ASEAN

-Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề Campuchia được giải quyết ⇒ tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt, ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới,… ⇒ ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác kinh tế

- 11-2007: Hiến chương ASEAN được kí kết nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh.

2.Từ những năm 90 thế kỉ XX trở đi, ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế song song với
hợp tác an ninh chính trị, vì:

- Trước thập niên 90, trong hoạt động của mình, ASEAN rất coi trọng vấn đề an ninh
chính trị bởi thế giới trong thời kì đó chìm đắm trong những căng thẳng, đối đầu
giữa 2 khối nước Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, giữa Liên Xô và Mĩ, giữa 2 nhóm nước ở Đông Nam Á, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh. Do đó mọi ưu tiên trong hợp tác của ASEAN là vấn đề an ninh chính trị

- Từ những năm 90 của thế kỉ XX trở đi, khi chiến tranh lạnh chấm dứt, quan hệ đối
đầu từng bước nhường chỗ cho đối ngoại, hợp tác, môi trường hòa bình thay thế cho
những xung đột căng thẳng trên thế giới; các nước điều chỉnh chiến lược phát triển
lấy kinh tế làm trọng điểm

- Ở Đông Nam Á, chiến tranh Đông Dương kết thúc, sự đối đầu giữa nhóm nước
sáng lập ASEAN với Đông Dương về Campuchia không còn, khi vấn đề Campuchia
được giải quyết. Từ chiến trường, Đông Dương trở thành thị trường trong lĩnh vực
hợp tác kinh tế, các nước Đông Dương và Mianma lần lượt gia nhập ASEAN, VN
1995, Lào và Mianma 1997, Campuchia 1999, 10 nước ĐNA cùng đứng chung trong
1 tổ chức khu vực, cùng có nguyện vọng hợp tác kinh tế, hợp tác an ninh chính trị,
xây dựng ĐNA thành khu vực hòa bình, ổn định và phát triển

Câu hỏi trong lớp Xem thêm