Trình bày và giải thích một số loại gió ở trên Trái Đất.

2 câu trả lời

+ Ở vùng Xích đạo nhận được nhiều nhiệt do ánh sáng của mặt trời luôn có góc chiếu lớn ⟶ hình thành áp thấp xích đạo. Không khí nóng nở ra, bốc lên và tỏa ra hai bên Xích đạo, sau đó lạnh dần, giáng xuống khoảng các vĩ độ 30 - 35" của cả hai bán cầu tạo thành các khu khí áp cao.

⟹ Gió thổi từ khu áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo sinh ra gió Tín Phong. Các luồng gió này thổi đều đặn quanh năm nên có tên là gió Tín phong.

+ Khối không khí từ các khu áp cao ở khoảng vĩ độ 90° Bắc và Nam di chuyển về phía áp thấp ôn đới (khoảng vĩ độ 60° Bắc và Nam).

⟹ Hình thành gió Đông cực.

 

1. Gió Tây ôn đới

- h/đ: Gần như quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu là hướng Tây.

- Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

2. Gió Mậu dịch

- H/đ: quanh năm.

- Hướng thổi: Chủ yếu hướng Đông.

- Tính chất: khô, ít mưa.

3. Gió mùa

- Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.

- Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.

4. Gió địa phương

a. Gió biển, gió đất

- Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.

- Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.

b. Gió fơn

- Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.

- Đặc điểm:

+ Sườn đón gió có mưa lớn.

+ Sườn khuất gió khô và rất nóng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm