Trình bày tóm tẳt lịch sử phát triển của ngành tin học

2 câu trả lời

Từ khi ra đời chiếc máy tính điện tử số đầu tiên (ENIAC – Electronic Numerical Integrator And Computer), sự phát triển của máy vi tính có thể được phân thành 5 thế hệ. Trong đó, ở thế hệ thứ nhất (1945-1956), Giáo sư Mauchly và học trò Eckert tại Đại học Pennsylvania đã thiết kế từ năm 1943 và cho ra mắt vào năm 1946 một máy tính khổng lồ với thể tích dài 20 mét, cao 2,8 mét và rộng vài mét, có khả năng thực hiện 5.000 phép toán cộng trong một giây. Sau vài năm, máy tính đã được phổ biến tại các trường đại học, các cơ quan chính phủ, ngân hàng và các công ty bảo hiểm.

Lí do bạn vẫn thường nhận được khi nghe nói tới sự ra đời của máy vi tính là để phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Chính xác hơn, ENIAC có gốc gác từ Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhằm hỗ trợ công việc tính toán của các đơn vị pháo binh (góc nòng súng, điều kiện địa hình, vẽ đường đạn…) Bên cạnh đó, cũng có những nhà sử học cho rằng có những chiếc máy tính còn ra đời sớm hơn ENIAC nhiều, chẳng hạn như chiếc Z3 ở Đức, chiếc Colossus ở Anh, hay chiếc Atanasoff-Berry Computer tại bang Iowa (Mỹ). Tuy nhiên, chỉ đến “thời” của ENIAC thì mới thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu

Trong khoảng thời gian từ năm 1890 đến năm 1920 đã phát minh ra điện năng, điện thoại, radio, máy bay và tiếp đến là sự ra đời của máy tính điện tử.

Trong vài thập kỷ gần đây, xã hội loài người có sự bùng nổ về thông tin và coi thông tin là một dạng tài nguyên mới.

Tin học là một ngành mới nhưng có tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Động lực chính của sự phát triển là nhu cầu khai thác và ứng dụng thông tin của loài người.

Sự hình thành và phát triển ở nền văn minh thứ ba gắn liền với máy tính điện tử. Ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Đặc thù riêng của nó là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Đời sống là một cuộc hành trình. Trên hành trình ấy, chúng ta không thể kiểm soát được hết những gì sẽ xảy ra, nhưng lại có thể lựa chọn cho mình một lối đi riêng. Mỗi ngã rẽ trong cuộc đời đều cất giấu trong nó những bí ẩn thăm sâu. Ở đó, đôi lúc là niềm vui, hy vọng và đam mê, cũng có khi lại là nỗi buồn , sự chán nản và thất vọng. Làm thế nào để biết được đầu là con đường dân đến thành công và hạnh phúc? Điều đó phụ thuộc vào chính bản thân ta là người năm giữ tương lai của chính mình. Thay vì chỉ chú trọng đến việc thực hiện những kỳ vọng mà người khác đặt ra cho mình, ta nên chủ động phát huy những giá trị của bản thân. Vì vậy, chúng ta nên xác định mục tiêu cụ thể để phần đấu, đông thời tự tạo ra những cơ hội lựa chọn mới cho bản thân. Khi không hiểu rõ điều gì thực sự cần thiết cho mình, mọi thứ với ta sẽ rất dễ trở nên vô nghĩa. Tương tự, khi không xác định được mình đang đi đâu, con đường chúng ta đi sẽ trở nên mịt mù, bất trắc. Thành công và tương lai phụ thuộc vào lựa chọn hôm nay. Vì thế, hãy chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để vững tin trên con đường phía trước." C1: Theo tác giả "làm thế nào để biết được đâu là con đường dẫn đến thành công và hạnh phúc " câu 2: Căn cứ vào văn bản hãy cho biết "những bí ẩn thẳm sâu" được cất giấu trong mỗi ngã rẽ cuộc đời là gì? C3: Anh chị hiểu như thế nào về câu nói:" khi không hiểu rõ điều gì thực sự cần thiết cho mình ,mọi thứ với ta sẽ rất dễ trở nên vô nghĩa" Câu 4 : Anh chị có đồng tình với quan điểm : "thay vì chỉ chú trọng đến việc thực hiện những kỳ vọng mà người khác đặt ra cho mình ta nên chủ động phát huy những giá trị của bản thân "không ?vì sao?

3 lượt xem
1 đáp án
13 giờ trước