Trình bày thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây? Tại sao đến Hi Lạp và Rô ma khoa học mới thực sự là khoa học?

1 câu trả lời

*Phương Đông:

- Quá trình hình thành nhà nước từ liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi nên quyền hành cần tập trung vào tay nhà vua, tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.

- Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pha ra ông (cái nhà lớn), người Lưỡng hà gọi là En-xi (người đứng đầu ), Trung Quốc gọi là Thiên Tử (con trời).

- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu  gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai Cập), Thừa tướng (Trung quốc), họ thu thuế, xây dựng các  công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.

=> Chế độc nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy hành chính quan liêu giúp việc,… gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.

*Phương Tây:

- Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, (không có vua), quyết định mọi công việc nhà nước. Hội đồng 500 có vai trò như Quốc hội, người ta bầu 10 viên chức điều hành chính phủ, nhiệm kỳ một năm.

*Tại sao đến Hi Lạp và Rô ma khoa học mới thực sự là khoa học, vì:

- Độ chính xác của khoa học đặc biệt là Toán học không chỉ ghi chép và giải các bài toán riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết có giá trị khái quát hóa cao.

- Có các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này như: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,...

- Những vấn đề mà thời đại này nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.

Xin 5sao

Câu hỏi trong lớp Xem thêm