Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự gắn kết cộng đồng: cho em xin dàn ý chi tiết ( đọc kỹ đề giúp e ạ)

2 câu trả lời

I. Mở bài

  • Xã hội càng phát triển thì vấn đề ý thức của con người càng được xem trọng.
  • Nó trở thành một thước đo cho chuẩn mực đạo đức của con người.

II. Thân bài

1. Giải thích

  • Ý thức là một khái niệm mà chỉ con người mới có, có vai trò quyết định đến cuộc sống của mỗi người.
  • Ý thức cá nhân: suy nghĩ của riêng từng người, có sự khác biệt giữa người này với người khác.
  • Ý thức cộng đồng là phần nhận thức về các giá trị chung, theo chuẩn mực đạo đức, mà mọi người có trách nhiệm tuân thủ, hướng đến một xã hội văn minh tốt đẹp.
  • Vai trò: Ý thức cộng đồng là thước đo đánh giá đạo đức, phẩm chất của một con người. Người có ý thức cộng đồng cao sẽ dễ dàng thành công.

2. Biểu hiện

  • Thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng (cơ quan, tổ chức hay rộng hơn là cả một đất nước).
  • Tôn trọng và yêu thương, đối xử bình đẳng với mọi người xung quanh.
  • Giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh và môi trường tự nhiên.
  • Hạ thấp cái tôi cá nhân, hòa nhập với cộng đồng những vẫn giữ được bản sắc cá nhân.

3. Thực trạng

  • Đa số mọi người dân đều có ý thức cộng đồng, ví dụ như thực hiện đúng luật giao thông, vứt rác đúng nơi quy định, không gây mất trật tự nơi công cộng…
  • Vẫn còn một số bộ phận người dân không có ý thức cộng đồng: những học sinh chưa đủ mười tám tuổi tổ chức đua xe máy, các hành vi tham nhũng hay trốn thuế… điều đó thể hiện sự ích kỷ chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân. Những người như vậy, họ sẽ không có được sự tin tưởng và yêu quý của mọi người xung quanh, không được mọi người giúp đỡ.

4. Liên hệ bản thân

  • Mỗi học sinh cũng cần phải có ý thức cộng đồng: quyên góp ủng hộ người nghèo, giữ gìn vệ sinh trường lớp, giúp đỡ bạn bè trong học tập…
  • Chỉ với những hành động nhỏ nhưng cũng để lại ý nghĩa to lớn cho xã hội, giống như câu nói của Bác Hồ: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”

III. Kết bài

  • Ý thức cộng đồng không tự nhiên có trong mỗi con người chỉ khi sống trong một môi trường chung, mỗi người mới tự rèn luyện để có được.
  • Nếu sống có ý thức cộng đồng, chúng ta sẽ thấy cuộc sống đầy niềm vui và sự quảng đại, từ đó mà bản thân sẽ trở nên tốt đẹp hơn

Dàn ý chi tiết đây nha bn

1. Mở Bài - Trong xã hội hiện đại, việc có ý thức và giữ gìn ý thức cộng đồng đã trở thành một chuẩn mực cũng như là thước đo những giá trị đạo đức và phẩm cách của một con người. 2. Thân Bài * Khái niệm: - Ý thức là một đặc thù của con người mà không một giống loài nào khác có được→ Nó có vai trò quyết định trong đời sống của con người, một cá thể khó có thể tự sinh sống độc lập nếu như không có ý thức. - Ý thức cộng đồng lại là phần nhận thức về các giá trị chung, theo chuẩn mực đạo đức, mà mọi người có trách nhiệm tuân thủ, hướng đến một xã hội văn minh tốt đẹp. * Vai trò của ý thức cộng đồng: - Ý thức cộng đồng, thể hiện tư chất đạo đức, trí tuệ và trình độ văn hóa của một con người. - Người có ý thức cộng đồng sẽ dễ dàng kết giao, có nhiều mối quan hệ hữu ích. * Biểu hiện của ý thức cộng đồng: - Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ý thức giữ gìn của công, ... - Khả năng hạ thấp cái "tôi" cá nhân, hòa nhập với tập thể, hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng. - Thống nhất về tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán của mỗi dân tộc, mỗi địa phương. - Đoàn kết, yêu thương đùm bọc giữa con người với con người. * Thực trạng - Trong xã hội cũng có rất nhiều cá thể hoàn toàn không có ý thức cộng đồng, điều đó thể hiện ở sự ích kỷ, bo bo giữ mình, chỉ biết đến lợi ích của bản thân. - Đó là sự khiếm khuyết trong tâm hồn và nhận thức, người sống như vậy là người có một tâm hồn trống rỗng thiếu đi sự thấu cảm, sẻ chia, sẽ dễ bị cô lập và bị mọi người xa lánh. 3. Kết Bài - Ý thức cộng đồng là thứ chỉ cần chúng ta chịu mở lòng, chịu học tập, buông xống sự ích kỷ của bản thân là có thể dễ dàng học được, người có ý thức cộng đồng cao là người có một tâm hồn thật đẹp, thật rực rỡ, thật sôi nổi. - Tôi tin rằng, cuộc sống sẽ không phụ lòng những người như vậy, họ sẽ sớm thành công bởi những gì họ cống hiến cho cuộc đời.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm