Trình bày suy nghĩ của em về phong trào thu gom rác tại trường học (Viết theo hướng tích cực)

2 câu trả lời

Mở bài:

- Giới thiệu chung vấn đề “ vứt rác bừa bãi” và thực trạng ô nhiễm môi trường do xả rác bừa bãi ở nước ta hiện nay.

II. Thân bài

1. Nêu vấn đề

- Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ, gây nên ô nhiễm môi trường.

- Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.

- Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.

2. Thực trạng

- Bởi hành động vứt rác bừa bãi mà cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng

- Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó.

- Ngay cả trên xe buýt, ngay thùng rác cũng không thèm vứt vào

3. Nguyên nhân

- Do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống

- Thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác.

- Việc xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên.

4. Tác hại

- Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.

- Vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan sinh thái, các khu du lịch hay danh lam thắng cảnh.

- Gây tốn kém tiền của cho nhà nước.

- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.

5. Biện pháp

- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng.

- Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, chiến dịch 3R…

- Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi.

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề “vứt rác bừa bãi”

- Tuyên truyền và động viên mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

Ở Inđônêxia, 28% tổng số cá thể cá và 55% loài động vật biển được lấy mẫu có rác thải nhựa trong dạ dày và đường ruột, tại Mỹ, rác thải nhựa được tìm thấy trong 25% cá thể cá và 67% các loài động vật biển được lấy mẫu. Các hạt nhựa nhân tạo cũng được tìm thấy trong 33% mẫu cá thể động vật có vỏ (tôm, cua, sò, ốc…). Các hạt nhựa có thể bị các sinh vật biển nuốt vào và nhiều khả năng con người có thể sẽ bị nhiễm độc do ăn các loài sinh vật này. Theo viện nghiên cứu phát triển Pháp (IRD) cho thấy mỗi năm có khoảng 1,5 triệu động vật trên biển chết vì ngộ độc do ăn phải rác nhựa. Nhựa cũng dễ dàng tan chảy trong khoảng nhiệt độ từ 70 – 800oC và hòa vào thực phẩm, đi vào cơ thể của con người.

Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Việt Nam, rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày. Đây được coi là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng". Rác thải nhựa đang là vấn nạn môi trường nhức nhối của thế giới và cả Việt Nam. Một thông tin đáng chú ý khi Việt Nam được xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới và là 1 trong 5 quốc gia xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất.

Những hành động của trường ta…

Đứng trước nguy cơ xảy xa thảm họa “ô nhiễm trắng”, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào ‘Chống rác thải nhựa’ trên cả nước. Đây là phong trào nhằm kêu gọi tất cả các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội và mỗi người dân, bằng những hành động nhỏ và thiết thực của mình, hãy thay đổi hành vi, thói quen, dừng ngay việc sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần ngay từ hôm nay và từ phút giây này.

Hưởng ứng phong trào của cả nước, Đại học Thái Nguyên nói chung, trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp nói riêng đã nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào “Chống rác thải nhựa” tại học đường, đã kịp thời có hành động thiết thực ký cam kết tham gia hưởng ứng phong trào, thường xuyên tuyên truyền qua các bài viết trên mạng xã hội, website của Nhà trường, lồng ghép nội dung chống rác thải nhựa vào nội dung chương trình dạy và học, đặc biệt phổ biến cho sinh viên năm đầu hiểu để đi đến hành động bảo vệ môi trường trong học phần Môi trường và Con người. Nội dung tuyên truyền hướng tới việc sử dụng các vật dụng thay thế cho túi nilon, nhựa và có thể tái chế, tái sử dụng nhiều lần như sử dụng làn mây, túi vải, hộp đựng thực phẩm để đi chợ, hạn chế sử dụng túi nilon, khuyến khích sử dụng các túi dễ phân hủy sinh học hoặc mua các sản phẩm đóng hộp từ thủy tinh…

Trong hoạt động tuyên truyền, nhà trường đã, đang chuyển đổi và thay thế việc sử dụng phông bạt nhựa bằng màn chiếu, màn hình TV. Trong những dịp tổ chức hội thảo, hội nghị, các cuộc họp, lễ bảo vệ đồ án, luận văn..., hoặc trong các tiết học thường ngày, thay vì sử dụng chai nước suối, cán bộ nhân viên và sinh viên được khuyến khích sử dụng chai đựng nước bằng thủy tinh cá nhân hoặc cốc, chén tại phòng trực giảng đường.

Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trường thường xuyên tổ chức các chương trình dọn vệ sinh trong trường, các câu lạc bộ sinh viên thường xuyên tổ chức các chương trình thu gom rác thải nhựa tại ký túc xá để gây quỹ hoạt động. Gần đây nhất, một chương trình rất ý nghĩa mang tên “Hành Trình Xanh TNUT” đã được các bạn sinh viên Câu lạc bộ (CLB) Sách và Hành động TNUT thực hiện 2 lần/tháng, đây là chương trình thu gom và phân loại rác trong toàn bộ khuôn viên trường, hi vọng rằng, nó sẽ thu hút không chỉ các thành viên của CLB mà còn lan tỏa trong toàn trường, trở thành những hành động thường ngày và là một dấu ấn, nét đẹp của sinh viên, giảng viên và cán bộ, viên chức Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.

Thành viên CLB Sách và Hành động TNUT thu gom, phân loại rác tại trường

Từ nhận thức đến hành động, dù chỉ là những hành động rất nhỏ, nhưng trong tương lai, sẽ mang lại những thay đổi lớn hơn trong nhận thức về sử dụng các sản phẩm từ nhựa và nilon của mọi người. Chúng ta cùng tin rằng những hành động có ý nghĩa đó không chỉ bó hẹp trong trường học, mà sẽ lan tỏa tới từng gia đình của tất cả cán bộ, viên chức, giảng viên và sinh viên Nhà trường và hơn thế, trong tương lai không xa sẽ lan tỏa tới toàn xã hội. Vì một thế giới không còn những ảnh hưởng từ rác thải nhựa, để bảo vệ quyền con người được sống trong môi trường trong lành, bảo vệ hệ sinh thái, chúng ta hãy chung tay hành động và kiên quyết nói KHÔNG với RÁC THẢI NHỰA!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm