Trình bày suy nghĩ của a/c về phong trào thu gôm rác tại trường . Help

2 câu trả lời

Dẫn dắt: Ô nhiếm môi trường có lẽ là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Khi mà tầng ozon đang dần bị phát hủy, khi mà nguồn nước sạch đang cạn kiệt, khi mà những hàng cây xanh oằn mình chịu hàng tấn khói bụi từ phương tiện giao thông,... Trái Đất của chúng ta sẽ ra sao nếu sự việc này còn tiếp diễn? Ý thức được vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra, rất nhiều phong trào vận động kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường được diễn ra. Một trong số đó là phong trào thu gom rác thải của đoàn trường để có biện pháp xử lí đúng đắn hiệu quả. Vậy liệu đây có phải là phong trào được mọi người hưởng ứng tích cực và có tác động mạnh mẽ

Bàn luận:

-> Thực trạng: - Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề nóng nhất toàn cầu từ trước đến nay. Trước thực trạng tồi tệ đang diễn ra, có rất nhiều phong trào tích cực đang diễn ra

- Liệt kê các phong trào ...Trong đó là phong trào thu gom và xử lí rác thải

- Các phong trào ấy được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của các bạn học sinh, sinh viên. Hoajt động của các phong trào ngày càng đa dạng và phong phú. Chính vì thế cũng đem lại ít nhiều thành quả (nên lấy dẫn chứng)

- Tuy nhiên, các phong trào chưa tác động mạnh mẽ đến ý thức của tất cả mọi người. Chỉ một vài trong số họ hiểu được ý nghĩa thật sự của việc bảo vệ môi trường và hậu quả trầm trọng nếu tầng ozon bị phá hủy, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,... Nên hiệu ứng tích cực của phong trào chỉ được một thời gian ngắn, rồi sau đó, đâu lại vào đấy. Mọi người vẫn ầm ầm phi xe máy ra đường đi làm, vẫn thản nhiên vứt rác theo kiểu suy nghĩ "mình ăn ốc, có người đổ vỏ".

-> Nguyên nhân:

- Một số phong trào chưa thực sự đánh được vào ý thức của mỗi người về sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường

- Do ý thức cá nhân của mỗi người, chỉ những ai thực sự hiểu thì mới tham gia, còn những người khác chỉ tham gia một hai lần cho vui, còn sau đó nản không tham gia nữa. Hoặc cũng có những người ý thức được nhưng vô cảm, cố tình xả rác bừa bãi, phá hoại môi trường.

- > Tác động:

- Các phong trào được tổ chức có tác động rất nhiều đến nhận thức của mỗi người về môi trường, chính vì thế mà rất nhiều bạn trẻ tham gia, nhiều khi đi đường, ngay cả các bạn trẻ không tham gia phong trào cũng dừng chân lại giúp đỡ các bạn khác. Đó là một hiệu ứng tích cực cần phát huy.

- Tuy nhiên, ý thức của nhiều người về vấn đề ô nhiễm môi trường còn hạn chế. Đặc biệt trong nhận thức của đa số người Việt, người dân thường thấy chỗ nào sạch cũng có giữ, nhưng nơi nào dơ rồi là cứ bỏ cho dơ thêm. Cần các cơ quan, đoàn thể lớn có tiếng tuyên truyền sẽ được nhiều hơn các nhóm, Câu lạc bộ nhỏ lẻ không hiệu quả lắm; chỉ sạch trong tức thời thôi.

Bài học nhận thức và hành động:

- Cần kêu gọi và tuyên truyền hơn nữa về các phong trào bảo vệ môi trường, để các phong trào ấy được lan rộng khắp mọi nơi, đâu đâu cũng làm. Như vậy, sẽ khiến cho các bạn tham gia phong trào có thể tham gia ngay tại nơi mình sinh sống mà không cần đi đâu xa.

- Cái băn khoăn lớn nhất có lẽ vẫn là, LIệu tôi làm, mọi người có cùng làm với tôi không. Để kêu gọi, chúng ta hãy đánh mạnh vào ý thức của họ các kiến thức về môi trường hiện nay, ngay tại khu vực nơi mình sinh sống. Sau đó đưa ra giải pháp và phát động phong trào để mọi người cùng thực hiện.

- Tham khảo đề xuất để bảo vệ môi trường:

+ Qua một thời gian, tham gia các phong trào giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tại Việt Nam, bạn tình nguyện viên tên Hà đưa ra một số đề xuất để hoạt động trong lĩnh vực này có thể đạt được hiệu quả bền lâu: Chúng em làm và đề xuất hướng Sở Tài Nguyên- Môi trường, Sở Công Thương, một cá nhân hay tổ chức nào đó đứng ra thành lập ngày gọi là ‘Ngày Sống Xanh’ như đã có trước kia, hoặc có ‘Ngày hội tái chế rồi’ nên phát triển thêm lên nữa, hoặc ‘ngày chủ nhật xanh’, ngày thu gom rác thải’… Làm thêm nhiều ngày nữa để tuyên truyền được nhiều hơn; hoặc một sinh hoạt trong ngày làm ở nhiều địa bàn khác nhau để các bạn khỏi ngại đi xa…

+ Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải đặt vấn đề với các cơ quan thẩm quyền cao nhất là các bộ ngành ở trung ương:

Ô nhiễm môi trường ở đây không chỉ là khói nhà máy, đó là những cống nước thường ngày. Ai làm được việc ngăn chặn chuyện ấy? Không, thì làm sao bảo vệ được môi trường. Thực ra người ta hô lên, la lên như thế chỉ để lấy tiền nước ngoài! Việc bảo vệ môi trường, làm sạch môi trường phải thực hiện thật để người ta thấy và sẽ làm theo hay không. Việc làm đó có lợi cho người dân hay không, những kẻ thực sự phá hoại có bị lên án hay không? Tiền viện trợ của nước ngoài vào Việt Nam có được sử dụng đúng hay không? Và tại sao Bộ Tài Nguyên- Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông Thôn, Bộ Y tế không có những trang web cho mọi người tự do đọc những cách giảm thiểu ô nhiễm môi trường? Và việc chính trong các bài dạy cho học trò, ví dụ dạy về thủy điện nói thế nào để học sinh hiểu rằng nếu làm thủy điện sẽ hủy hoại môi trường, giảm lượng nước, giảm phù sa nên phải xây dựng nhà máy thủy điện một cách hợp lý…

Ông Ngô Nhân Dụng hiện sinh sống tại bang California, Hoa Kỳ cho rằng Việt Nam hiện có đủ ba yếu tố có thể giúp phong trào bảo vệ môi trường tại Việt Nam trước khi quá muộn là thành phần thanh niên đông đảo, có những giáo sư, tiến sĩ có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ môi trường, và việc kêu gọi giúp đỡ tài chính cho công tác này không khó khăn.á

Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ môi trường, đặc biệt là hạn chế rác thải nhựa, thầy trò Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (Cần Thơ) đã đưa ra khẩu hiệu “Bước vào cổng, nói không với rác thải nhựa”, khuyến khích tất cả học sinh và giáo viên nhà trường sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Sau giờ học buổi sáng, nhóm học sinh lớp 11 không ra về như những lớp khác. Hôm nay là ngày các em vào “ca trực” phân loại rác. Em thì cầm cây gắp từng loại rác, em thì cầm sổ ghi lại số kg, người thì sắp xếp rác phân loại cho vào từng thùng. Cô Mai Ánh Tuyết, chủ nhiệm CLB Zero Waste (không rác), cũng là giáo viên của trường, luôn túc trực cùng các em trong những buổi phân loại rác cho hay, phải tháp tùng như vậy mới động viên tinh thần các em, vả lại khi phân loại rác có lúc cũng cần người am hiểu loại rác nào tái chế được, rác nào thuộc loại vô cơ hay hữu cơ. “Lúc đầu các em còn ngại bẩn, không dám cầm túi rác hay từng món rác để cho vào thùng riêng. Riết rồi thành quen, tụi nhỏ làm lanh tay lẹ chân hơn mình nữa”, cô Tuyết kể.

Theo cô Tuyết, có lúc tưởng chừng việc gom rác của các em sẽ phải ngưng lại, bởi các xe thu gom rác cứ gom hết cho lên xe. Học sinh thấy vậy chán nản, nói công sức các em phân ra từng loại cũng vô hết một xe rác, không ai trân trọng việc làm của mình. Lúc đó cô và nhà trường chỉ biết động viên, nói các em phải cố gắng, chính mình phải thay đổi trước thì mới đòi hỏi người khác thay đổi”.

Rồi cái khó cũng ló cái khôn, các loại rác hữu cơ thì thầy trò để xe rác mang đi hoặc để lại ủ làm phân hữu cơ, còn các loại như chai, lọ, giấy thì gom lại mang bán ve chai, hoặc những hộp mì ăn liền không thể bán được thì các bạn dùng trồng rau, hoa để bán khi đến hội chợ xuân, cắm trại… Tuy không nhiều nhưng số tiền ấy góp vào gây quỹ trang trải cho các hoạt động của câu lạc bộ. Qua những hoạt động này, nhà trường mong muốn tất cả giáo viên, học sinh hình thành được thói quen giảm sử dụng rác thải nhựa và biết phân loại chúng, góp phần làm cho môi trường học đường, môi trường sống ngày càng trở nên xanh, sạch, đẹp.

HS phân loại rác thải sau giờ học

Sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường

Túi nilon là vật dụng gần gũi với mọi người, mọi nhà. Việc sử dụng túi nilon đã thành thói quen vì tính tiện lợi của nó. Bên cạnh đó, giá thành của mỗi chiếc túi nilon khá rẻ, khiến cho việc tiêu thụ loại túi này ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tác hại của túi nilon gây ra cho con người và môi trường sống.

Theo cô Cao Thị Ngọc Hà - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng: Nhà trường không cấm học sinh sử dụng túi nilon, nhưng luôn vận động dưới nhiều hình thức như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoặc tổ chức nhiều chương trình liên quan chủ đề bảo vệ môi trường. Thói quen không thể thay đổi ngày một ngày hai, lứa tuổi này cũng không thể dùng mệnh lệnh để cấm đoán nên nhà trường chỉ khuyên các em hạn chế sử dụng túi nilon hay hộp nhựa, mà nên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Cô Mai Ánh Tuyết cho biết thêm: “Muốn các em thay đổi thói quen thì chính mình phải thay đổi trước tiên. Những giờ lên lớp, các thầy cô ở trường luôn có bên mình bình giữ nhiệt đựng nước uống, không dùng ống hút nhựa, thậm chí cơm mua bên ngoài cũng mang hộp cà mên từ nhà theo để đựng. “Có những lúc họp lớp hay dạy ngoài giờ gọi nước uống, tôi đều yêu cầu mang ly thủy tinh không ống hút, hoặc đựng bằng bình mình mang theo, riết thành thói quen”, cô nói.

Nếu như ngày trước, mỗi khi họp tổ, hay họp Chi đoàn, mọi người thường gọi trà sữa, nước ép bên ngoài vào uống, bây giờ đều hạn chế. Còn đặt cơm trưa thì yêu cầu đựng trong cà mên. Ban đầu cũng thấy rất bất tiện, lúc nào cũng mang bình nước hay kè kè theo hộp đựng thức ăn, lỡ quên mà mua cơm hộp hay nước suối thì kỳ quá. “Bản thân mình không thay đổi thì vận động được ai, dần dà nhiều thầy cô cũng thay đổi, có cô còn hỏi không đựng cà mên mà đựng cơm bằng hộp bã mía được không thì tôi biết mọi người đã đồng lòng rồi”, cô Tuyết chia sẻ.

Nói về ngôi trường không rác thải nhựa, em Trương Gia Bảo, học sinh lớp 11P, cho biết: “Lúc đầu cũng bất tiện nhưng thấy thầy cô của trường đều mang cà mên, chai thuỷ tinh vào đựng đồ ăn, thức uống nên em và các bạn cũng thay đổi. Bây giờ đi học mang theo bình nước thủy tinh là chuyện bình thường. Qua đó, em và các bạn học được thói quen sống xanh, hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm, thay đổi nhận thức và hành động trong việc tham gia bảo vệ môi trường”.

Gom phế liệu làm kế hoạch nhỏ

CLB Zero Waste ban đầu chỉ có 10 thành viên là các bạn học sinh từ lớp 10 đến lớp 12, do cô Mai Ánh Tuyết, Ủy viên ban thường vụ Đoàn trường, giáo viên tổ Sinh học làm chủ nhiệm. CLB hoạt động ngày càng hiệu quả, nhận thức của cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường được nâng cao, số thành viên CLB Zero Waste đã tăng lên 60 người, hoạt động thu gom rác thải, phân loại rác thải đều được học sinh các khối lớp chấp hành nghiêm túc, hằng ngày và hằng tuần. Những loại rác thải tái chế được các em đã thu gom để bán phế liệu làm kế hoạch nhỏ, mua sắm dụng cụ thu gom rác cho các bạn trong trường. Ứng dụng những kiến thức đã học để ủ phân hữu cơ, chăm sóc vườn cây cảnh tại trường; đồng thời tận dụng các loại vỏ trái cây, như cam, bưởi, bã mía để ủ và pha với một số hỗn hợp khác, tạo thành nước rửa chén thiên nhiên, đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Hàng tuần, theo lịch phân công, lúc thì khối 10, lúc thì khối 11, 12, các em chia nhau rửa hộp sữa, bịch sữa tươi. Cô Tuyết nói, những hộp sữa sau khi vệ sinh xong, học sinh sẽ đem ra xe để gửi lên công ty tái chế hộp sữa giấy. Những tưởng đó là loại “rác chết” nhưng nó lại rất hữu ích vì có thể tái chế thành tấm lợp sinh thái, sổ tay hay hộp quà.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

2 lượt xem
1 đáp án
10 giờ trước