Trình bày sự ảnh hưởng kết hợp của gió mùa và địa hình đến sự phân hóa thiên nhiên giữa Đông Bắc Tây Bắc Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
1 câu trả lời
Sự phân hóa thiên nhiên giữa khu vực Đông Bắc với Tây Bắc và Tây Nguyên với Nam Trung Bộ là biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên theo chiều đông - tây.
=> Nguyên nhân: do sự tác động của gió mùa kết hợp với bức chắn địa hình là các dãy núi
* Vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc:
- Ranh giới phân hóa là dãy Hoàng Liên Sơn
- Tác động:
+ Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào lãnh thổ nước ta, vùng núi Đông Bắc là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc đem lại một mùa đông lạnh (có 3 tháng nhiệt độ dưới 15 độ C)
+ Khi tràn sang phía Tây gió bị chặn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ nhất cả nước => do vậy vùng núi Tây Bắc ít chịu tác động của gió mùa Đông Bắc hơn, có một mùa đông đỡ lạnh hơn Đông Bắc. (xuất hiện cảnh quan cận nhiệt và nhiệt đới ở phía nam)
* Vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ:
- Ranh giới là dãy Trường Sơn Nam
- Tác động:
+ Vào mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam đem không khí ẩm gây mưa lớn cho khu vực đón gió trực tiếp ở Nam Bộ và Tây Nguyên (sường Tây dãy Trường Sơn Nam)
+ Trong khi đó vùng duyên hải Nam Trung Bộ ( sườn Đông dãy Trường Sơn Nam) ở vị trí khuất gió nên không có mưa, khô hạn kéo dài.