Trình bày phong trào chống thực dân ANH cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX của nhân dân ân độ . Rút ra ý nghĩa lịch sử của phng trào chống thực dân anh của nhân dân ấn độ

2 câu trả lời

* Phong trào chống thực dân anh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX của nhân dân Ấn Độ:

- Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ.

- Cuối năm 1885, Đảng Quốc đại - Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập. Đánh dấu giai đoạn mới - giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.

- Tháng 7 - 1905, chính sách chia đôi xứ Ben-gan của thực dân Anh làm cho nhân dân Ấn Độ càng căm phẫn. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra rầm rộ.

- Tháng 6 - 1908, thực dân Anh bắt giam Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh mới.

- Tháng 7 - 1908, cuộc bãi công của công nhân Bom bay nổ ra, bị thực dân Anh đàn áp dã man.

* Ý nghĩa lịch sử: các phong trào đấu tranh tuy thất bại nhưng đã đặt cơ sở cho các thắng lợi sau này của nhân dân Ấn Độ.

*Ý nghĩa:

- Cổ vũ tinh thần nhân dân Ấn Độ.

- Đặt cơ sở cho thắng lợi sau này.