Trình bày những hiểu biết về tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc và giá trị của nó đối với dân tộc Việt Nam. Những nội dung tín ngưỡng đó được duy trì như thế nào trong xã hội Việt Nam hiện nay?
2 câu trả lời
Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên: Thờ các yếu tố tự nhiên như thần Mặt Trời thần Sông, thần Núi, thần Mây, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp...
Tín ngưỡng sùng bái con người: Thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng, nước....
Tín ngưỡng phồn thực: Thờ sinh thực khí, cầu cho sự sinh sôi, mùa màng bội thu...
Giá trị của các tín ngưỡng: Làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của người Việt cổ; Tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.
Các nội dung tín ngưỡng trên vẫn được duy trì trong đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam ngày nay (ví dụ: thờ các yếu tố tự nhiên, thờ Mẫu; thờ cúng tổ tiên, Thành Hoàng làng, các anh hùng dân tộc, thờ Tứ Bất Tử...)
- Những tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang- Âu Lạc và giá trị của nó đối với dân tộc Việt Nam:
+ Sùng bái tự nhiên ( thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn tục). Thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng, nước, những anh hùng. Tục cưới xin, ma chay, lễ hội.
+ Giá trị : thể hiện bản sắc văn hóa, đời sống tinh thần phong phú của dân tộc Việt Nam.
- Những tín ngưỡng ấy vẫn được duy trì đến ngày hôm nay. Mọi người vẫn thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những người có công. Mỗi khi có con cái lấy vợ, lấy chồng, mọi người lại tổ chức lễ cưới. Khi có ai đó mất, tổ chức ma chay. Hằng năm vẫn có hàng trăm lễ hội được diễn ra: lễ Tết, lễ chọi trâu,...