Trình bày những hiểu biết của em về kiến trúc điêu khắc của Chăm pa

2 câu trả lời

Kiến trúc Chăm có từ thế kỷ thứ I sau công nguyên, là sự phát triển nghệ thuật sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng tư tưởng đạo giáo Ấn Độ. Có thể nhìn thấy một tổng quan kiến trúc qua các di tích đền tháp xây dựng một kalan (ngôi đền chính, bao quanh là những tháp nhỏ, những công trình phụ).

Các nhà kiến trúc đã nghiên cứu, tổng kết các phong cách nghệ thuật kiến trúc Chăm, tựu trung là: Phong cách Mỹ Sơn, phong cách Hòa Lai, phong cách Đồng Dương và phong cách Panagar.

Phong cách Đồng Dương được phát hiện vào thế kỷ thứ X, đưa nghệ thuật Chăm lên tới đỉnh cao của nghệ thuật dân tộc bản địa.

Điêu khắc của dân tộc Chăm cũng thể hiện nét đẹp kỳ vĩ, hùng tráng trong các nhân vật, nay vẫn còn lưu giữ.

Thần Indra

Thường được thể hiện ở tư thế ngồi ở 2 chân xếp bằng trên một cái bệ, tay cầm một vật (có thể là lưỡi tầm sét), có một con voi đang phủ phục, là vật cưỡi của thần.

Bò Nandin

Là vật cưỡi của thần Shiva, thường được thể hiện dưới dạng tượng tròn và ở tư thế nằm. Theo Ấn Độ giáo thì bò Nandin tượng trưng cho phần dương tính của Shiva, thể hiện tính dục, sự sung mãn của Shiva. Đồng thời,còn tượng trưng cho nền nông nghiệp.

Chim thần Garuda

Là vật cưỡi của thần Visnu, có trang trí hoa văn cầu kỳ. Là kẻ thù không đội trời chung với rắn Naga. Tương truyền, tổ tiên của Garuda bi rắn Naga cắn chết. Vì thế Garuda thường ăn Naga. Do đó trong các phù điêu điêu khắc thường có hình Garuda đang nuốt Naga, chân quặp hoặc dẫm lên Naga.

Sư tử

Hầu hết đều được thể hiện là sư tử đực, và ở tư thế đứng hai chân. Hình tượng sư tử phổ biến trong điêu khắc đá Chămpa, nhưng tập trung nhiều ở trong cách Trà Kiệu (do Trà Kiệu là kinh đô đầu tiên của Chămpa được xây dựng với tên gọi là Sinhapura-thành phố sư tử).

Thần Siva

Ân Độ giáo ở Chămpa thuộc phái Siva, thường được thể hiện dưới dạng Linga để tôn thờ. Những hình tượng Siva thường được thể hiện ở dạng người (hay nhân hóa)...