Trình bày nét đặc trưng về văn hoá của văn hoá Việt Nam thời Văn lang Âu Lạc
2 câu trả lời
dân Văn Lang – Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mỹ, tư duy khoa học khá cao- một biểu hiện của văn minh Văn Lang-Âu Lạc.
Cư dân Văn Lang-Âu Lạc rất giỏi nghề luyện kim. Những sản phẩm đẹp, tiêu biểu như trống đồng, thạp đồng, đồ trang sức bằng đồng đã nói lên kỹ thuật luyện đồng đã đạt đến đỉnh cao (từ cách xây dựng các lò đúc, khuôn đúc, nguyên liệu, pha chế hợp kim, làm hoa văn...). Tuỳ theo chức năng sử dụng của từng loại công cụ mà tạo nên một hợp kim và tỷ lệ giữa các hợp kim phù hợp trong chế tạo đồ đồng của người Đông Sơn. Điều đó thể hiện khá rõ nét trình độ tư duy khá cao của họ. Con người bấy giờ cũng đã biết luyện sắt bằng phương pháp hoàn nguyên trực tiếp thành loại sắt xốp.
Trong quá trình quy tụ các bộ lạc sống trên cùng một phạm vi đất đai để hình thành lãnh thổ chung, quốc gia thống nhất đầu tiên được mở rộng dần từ Văn Lang sang Âu Lạc, là sự biểu hiện thắng thế của xu hướng tư tưởng thống nhất, đoàn kết, hoà hợp so với tư tưởng phân hóa, cục bộ trong các cộng đồng cư dân bấy giờ trước yêu cầu của đất nước (làm thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp và chống ngoại xâm). Điều đó cũng nói lên bước tiến bộ, phát triển về mặt tư tưởng, tư duy của cư dân Văn Lang-Âu Lạc.
Từ ý thức cộng đồng cũng đã nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh hùng, các thủ lĩnh. Cư dân Văn Lang-Âu Lạc đều có ý thức cùng chung một cội nguồn, một tổ tiên, một tập quán chung là nhuộm răng, ăn trầu.
Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người đương thời còn bảo lưu những tàn dư của các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ như tín ngưỡng vật tổ, ma thuật, phồn thực với những nghi lễ cầu mong được mùa, giống nòi phát triển. Nhiều phong tục tập quán được định hình đã nói lên sự phong phú và phát triển của đời sống tinh thần trong xã hội Hùng Vương như tục ăn đất, uống nước bằng mũi, tục giã cối (để làm hiệu lệnh, truyền tin), tục cưới xin, ăn hỏi, ma chay, chôn cất người chết (rất phong phú như mộ đất, mộ có quan tài hình thuyền, chôn chồng lên nhau, chôn trong nồi vò úp nhau, chôn theo đồ tuỳ táng bằng hiện vật).
Lễ hội bấy giờ rất phổ biến và thịnh hành, là một bộ phận quan trọng trong đời sống tinh thần của người Văn Lang-Âu Lạc. Lễ hội được tiến hành rải rác quanh năm, trong đó đặc sắc nhất là ngày hội mùa với nhiều nghi lễ như đâm trâu, bò và các hình thức diễn xướng dân gian (đoàn người hoá trang, vừa đi vừa múa, tay cầm giáo, lao, nhạc cụ...). Bên cạnh đó, còn có những hội thi tài, thi sức khoẻ, hội cầu nước, hội mừng năm mới...
Trong cuộc sống, cư dân Hùng Vương rất thích cái đẹp và hướng đẹp, luôn luôn cố gắng để làm tăng thêm vẻ đẹp cho đời. Đồ trang sức, công cụ lao động và đồ dùng trong sinh hoạt cũng như vũ khí không những hết sức phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ, mà còn đạt đến một trình độ kỹ thuật và mỹ thuật rất cao, có những cái như là những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật Đông Sơn trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình thời Hùng Vương. Nghệ thuật đó vừa phản ánh cuộc sống thường nhật của cư dân Việt cổ vừa thể hiện mối quan hệ giữa người với thế giới chung quanh. Những đường nét có tính ước lệ, cách điệu và một bố cục cân xứng, hài hoà trong nghệ thuật Đông Sơn đã thể hiện điều đó.
Nghệ thuật âm nhạc rất phát triển. Nhạc cụ gồm có nhiều loại (bộ gõ, bộ hơi,...). Trong các nhạc cụ, tiêu biểu là trống đồng. Kết cấu trống đồng gồm có phần tang phình, phần thân và chân trống loe ra giúp cho hình dáng trống đẹp mà có sức cộng hưởng làm cho âm thanh vang xa. Cư dân bấy giờ biết sử dụng nhiều nhạc cụ phối hợp trong các lễ hội. Trên trống đồng Đông Sơn có cảnh sử dụng dàn trống đồng từ 2 đến 4 chiếc, dàn cồng từ 6 đến 8 chiếc và một tốp người vừa múa, vừa sử dụng những nhạc khí khác nhau như chuông, khèn, sênh. Trên trống đồng có hình ảnh người nhảy múa hoá trang và múa vũ trang. Có tượng đồng Đông Sơn thể hiện hai người cõng nhau, vừa thổi khèn, vừa nhảy múa. Trống đồng Đông Sơn (loại I theo sự phân loại của F.Hêgơ) là loại trống đồng sớm nhất, đẹp nhất, được sử dụng phổ biến với tư cách là một nhạc khí quan trọng trong các buổi tế, lễ, hội hè, ca múa
Cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mỹ, tư duy khoa học khá cao- một biểu hiện của văn minh Văn Lang-Âu Lạc.
Cư dân Văn Lang-Âu Lạc rất giỏi nghề luyện kim. Những sản phẩm đẹp, tiêu biểu như trống đồng, thạp đồng, đồ trang sức bằng đồng đã nói lên kỹ thuật luyện đồng đã đạt đến đỉnh cao (từ cách xây dựng các lò đúc, khuôn đúc, nguyên liệu, pha chế hợp kim, làm hoa văn...). Tuỳ theo chức năng sử dụng của từng loại công cụ mà tạo nên một hợp kim và tỷ lệ giữa các hợp kim phù hợp trong chế tạo đồ đồng của người Đông Sơn. Điều đó thể hiện khá rõ nét trình độ tư duy khá cao của họ. Con người bấy giờ cũng đã biết luyện sắt bằng phương pháp hoàn nguyên trực tiếp thành loại sắt xốp.
Trong quá trình quy tụ các bộ lạc sống trên cùng một phạm vi đất đai để hình thành lãnh thổ chung, quốc gia thống nhất đầu tiên được mở rộng dần từ Văn Lang sang Âu Lạc, là sự biểu hiện thắng thế của xu hướng tư tưởng thống nhất, đoàn kết, hoà hợp so với tư tưởng phân hóa, cục bộ trong các cộng đồng cư dân bấy giờ trước yêu cầu của đất nước (làm thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp và chống ngoại xâm). Điều đó cũng nói lên bước tiến bộ, phát triển về mặt tư tưởng, tư duy của cư dân Văn Lang-Âu Lạc.
Từ ý thức cộng đồng cũng đã nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh hùng, các thủ lĩnh. Cư dân Văn Lang-Âu Lạc đều có ý thức cùng chung một cội nguồn, một tổ tiên, một tập quán chung là nhuộm răng, ăn trầu.
Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người đương thời còn bảo lưu những tàn dư của các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ như tín ngưỡng vật tổ, ma thuật, phồn thực với những nghi lễ cầu mong được mùa, giống nòi phát triển. Nhiều phong tục tập quán được định hình đã nói lên sự phong phú và phát triển của đời sống tinh thần trong xã hội Hùng Vương như tục ăn đất, uống nước bằng mũi, tục giã cối (để làm hiệu lệnh, truyền tin), tục cưới xin, ăn hỏi, ma chay, chôn cất người chết (rất phong phú như mộ đất, mộ có quan tài hình thuyền, chôn chồng lên nhau, chôn trong nồi vò úp nhau, chôn theo đồ tuỳ táng bằng hiện vật).
Lễ hội bấy giờ rất phổ biến và thịnh hành, là một bộ phận quan trọng trong đời sống tinh thần của người Văn Lang-Âu Lạc. Lễ hội được tiến hành rải rác quanh năm, trong đó đặc sắc nhất là ngày hội mùa với nhiều nghi lễ như đâm trâu, bò và các hình thức diễn xướng dân gian (đoàn người hoá trang, vừa đi vừa múa, tay cầm giáo, lao, nhạc cụ...). Bên cạnh đó, còn có những hội thi tài, thi sức khoẻ, hội cầu nước, hội mừng năm mới...
Trong cuộc sống, cư dân Hùng Vương rất thích cái đẹp và hướng đẹp, luôn luôn cố gắng để làm tăng thêm vẻ đẹp cho đời. Đồ trang sức, công cụ lao động và đồ dùng trong sinh hoạt cũng như vũ khí không những hết sức phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ, mà còn đạt đến một trình độ kỹ thuật và mỹ thuật rất cao, có những cái như là những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật Đông Sơn trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình thời Hùng Vương. Nghệ thuật đó vừa phản ánh cuộc sống thường nhật của cư dân Việt cổ vừa thể hiện mối quan hệ giữa người với thế giới chung quanh. Những đường nét có tính ước lệ, cách điệu và một bố cục cân xứng, hài hoà trong nghệ thuật Đông Sơn đã thể hiện điều đó.
Nghệ thuật âm nhạc rất phát triển. Nhạc cụ gồm có nhiều loại (bộ gõ, bộ hơi,...). Trong các nhạc cụ, tiêu biểu là trống đồng. Kết cấu trống đồng gồm có phần tang phình, phần thân và chân trống loe ra giúp cho hình dáng trống đẹp mà có sức cộng hưởng làm cho âm thanh vang xa. Cư dân bấy giờ biết sử dụng nhiều nhạc cụ phối hợp trong các lễ hội. Trên trống đồng Đông Sơn có cảnh sử dụng dàn trống đồng từ 2 đến 4 chiếc, dàn cồng từ 6 đến 8 chiếc và một tốp người vừa múa, vừa sử dụng những nhạc khí khác nhau như chuông, khèn, sênh. Trên trống đồng có hình ảnh người nhảy múa hoá trang và múa vũ trang. Có tượng đồng Đông Sơn thể hiện hai người cõng nhau, vừa thổi khèn, vừa nhảy múa. Trống đồng Đông Sơn (loại I theo sự phân loại của F.Hêgơ) là loại trống đồng sớm nhất, đẹp nhất, được sử dụng phổ biến với tư cách là một nhạc khí quan trọng trong các buổi tế, lễ, hội hè, ca múa.