Trình bày cảm nhận về lời đề từ của bài thơ Quê hương của Tế Hanh: “Chim bay dọc biển đem tin cá”

2 câu trả lời

Lời  đề từ viết về cảnh "chim bay dọc biển" khiến người đọc hình dung một không gian cao rộng, trải dài, khoáng đạt của trời biển bao la. Những cánh chim bay "dọc biển" gợi sự thanh bình, yên ả của cuộc sống, nhất là cuộc sống của dân chài lưới ven biển, bám biển. Vế sau của câu thơ, đặt trong mối liên hệ với vế trước còn hé lộ một kinh nghiệm sống của dân chài: Chim bay dọc biển đem tin cá. Với dân biển, muốn biết tình hình thời tiết để ra khơi, theo kinh nghiệm xưa, họ quan sát bầu trời để thu thập thông tin rồi mới quyết định. Những cánh chim bay "dọc biển" là một trong rất nhiều thông số quan trọng. Nếu chim bay gấp gáp, loạn xạ, có khi như lao vút, như muốn đâm đầu vào những xóm mạc ở đất liền... chính là dấu hiệu chẳng lành, là tín hiệu của bão tố, phong ba. Những cánh chim hiền hòa "dọc biển" dạo bay trong không gian một bên là bờ bãi và một bên là biển cả xanh biếc mênh mông mang theo thông điệp bí mật và tinh tế của thiên nhiên về những ngày trời yên bể lặng. Chim đem tin, và dân biển sẽ nhận tin! Bộc lộ một tình cảm gắn bó với quê hương, gợi một cảnh vật điển hình và mang chở một kinh nghiệm truyền thống quý báu trong một hình thức ngôn từ giản dị, đó là vẻ đẹp của câu thơ "Chim bay dọc biển đem tin cá".

Chúc bạn học tốt>

Tìm hiểu tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương :

Trước khi phân tích bài thơ Quê hương, bạn cần nắm được những nét chính về tác giả Tế Hanh cũng như tác phẩm. 

Đôi nét về nhà thơ Tế Hanh :

Tế Hanh (sinh năm 1921 – mất năm 2009) có tên khai sinh là Trần Tế Hanh. Ông sinh thành tại một làng chài ven biển ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Làng chài có dòng sông Trà Bồng bao quanh ấy chính là hình ảnh để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng nhà thơ và trở đi trở lại rất nhiều trong những sáng tác của nhà thơ sau này. Tế Hanh có khoảng thời gian gắn bó, học tập ở làng quê sau đó ông có cơ hội ra Huế học trung học vào năm 15 tuổi. 

Cái duyên của Tế Hanh với thơ ca xuất phát từ niềm ham mê thuở nhỏ khi có cha làm nghề dạy học. Bên cạnh đó, khoảng thời gian học tập ở Huế đã cho ông nhiều trải nghiệm với thơ ca khi được gặp gỡ những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, được tiếp xúc với những bài thơ trữ tình, lãng mạn của Pháp, ông bắt đầu có những sáng tác đầu tay. 

Đến năm 1945, ông đã bắt đầu “dấn thân” vào sự nghiệp cách mạng và hoạt động văn hóa văn nghệ ở Liên khu V. Khoảng thời gian tập kết ra Bắc vào năm 1954 cũng là thời gian Tế Hanh gắn bó với các hoạt động ở Hội Nhà văn Việt Nam. Đó là dịp để ông có thể thể hiện khả năng sáng tác của bản thân và chính nhờ những nỗ lực của mình mà năm 1996, Tế Hanh đã nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Bên cạnh những tác phẩm viết về niềm khát khao cháy bỏng Nam Bắc hai miền sum họp một nhà, Tế Hanh thường được biết đến với những sáng tác viết về những bài thơ thể hiện nỗi nhớ thiết tha, trìu mến với quê hương bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, hiền hòa và đằm thắm. Ông có những tác phẩm có thể kể đến như: “Hoa niên” (năm 1945, còn có tên khác là “Nghẹn ngào”), “Gửi miền Bắc” (năm 1955), “Tiếng sóng” (năm 1960), “Hai nửa yêu thương” (năm 1963), và “Khúc ca mới” (năm 1966)…

Những nét chính về bài thơ Quê hương:

Trước khi phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh, ta cần nắm được hoàn cảnh cùng những nét chính về tác phẩm này. “Quê hương” là bài thơ được rút ra từ tập “Nghẹn ngào” (năm 1939). Đây là một trong những sáng tác đầu tay, cũng là bài thơ mở đầu cho nguồn cảm hứng lớn về quê hương của suốt đời thơ Tế Hanh. Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ với âm hưởng khỏe khoắn, đã diễn tả được những tình cảm đậm đà, sáng trong mà nhà thơ dành cho làng chài “cách biển nửa ngày sông” của nhà thơ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
9 giờ trước