Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới lược mưa trên trái đất
2 câu trả lời
1. Khí áp
- Khu áp thấp: thường mưa nhiều.
- Khu áp cao: thường mưa ít hoặc không mưa (vì không khí ẩm không bốc lên được, không có gió thổi đến mà có gió thổi đi).
2. Frông
Miền có frông, nhất là dải hội tụ đi qua, thường mưa nhiều.
3. Gió
- Gió mậu dịch: mưa ít.
- Gió tây ôn đới thổi từ biển vào gây mưa nhiều (Tây Âu, tây Bắc Mĩ).
- Miền có gió mùa: mưa nhiều (vì một nửa năm là gió thổi từ đại dương vào lục địa)
4. Dòng biển
Tại vùng ven biển
- Dòng biển nóng đi qua: mưa nhiều (không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang vào lục địa).
- Dòng biển lạnh: mưa ít.
5. Địa hình
- Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao, nhiệt độ giảm, mưa nhiều và sẽ kết thúc ở một độ cao nào đó.
- Cùng một dãy núi sườn đón gió ẩm: mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
1: Ở các khu khí áp thấp mưa nhiều, các khu khí áp cao mưa ít hoặc không có mưa.
2: Do sự tranh châp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa. Dọc các 1’rông nóng (khôi khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh) cũng như trông lạnh (khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa trên cả hai frông nóng và lạnh. Tóm lại khi có frông đi qua không khí nhiễu loạn và sinh ra mưa.
3: Gió thổi từ đại dương vào cho mưa nhiều. Gió Mậu dịch mưa ít; gió mùa, gió Tây ôn đới mưa nhiều.
4: Nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều, nơi có dòng biển lạnh chảy qua mưa ít.
5: Lượng mưa tăng dần theo độ cao của địa hình chắn gió ,tuy nhiên chỉ tới một độ cao nào đó lượng mưa lại giảm. Sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.