Trình bày các nguyên tắc cơ bản của CN Mác Lê Nin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc?Liên hệ với Việt Nam.
2 câu trả lời
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, các vấn đề dân tộc cần phải được giải quyết trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
+ Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cần phải được coi là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bất kể cộng đồng dân tộc nào (cho dù đó là cộng đồng có đông người hay ít người; có trình độ phát triển cao hay thấp;...) cũng đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau; không thể có đặc quyền đặc lợi cho riêng một dân tộc nào về các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, ngôn ngữ....
+ Trong phạm vi một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc cần phải được nhà nước bảo vệ bằng pháp luật; đồng thời nhà nước cần phải có chính sách phù hợp trong việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, tạo nên sự phát triển hài hoà giữa các dân tộc.
+ Trong phạm vi quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc trên thế giới, quyền bình đẳng dân tộc cần phải được gắn kết với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế nhằm đạt được sự bình đẳng giữa các quốc gia - dân tộc trên phạm vi quốc tế.
- Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết.
+ Quyền tự quyết của các dân tộc là nói đến quyền làm chủ của mỗi dân tộc mà trước hết và cơ bản là quyền các dân tộc có thể tự mình quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình, không chịu sự ràng buộc, cưỡng bức của dân tộc khác.
+ Quyền tự quyết của các dân tộc bao gồm: quyền tự do phân tách, hình thành nên cộng đồng quốc gia - dân tộc độc lập vì lợi ích chính đáng của các dân tộc và quyền liên hiệp các dân tộc trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng của các dân tộc.
- Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.
+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là một nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin; nó thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp; phản ánh tính thống nhất biện chứng giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng.
+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là một quan điểm có tính nguyên tác trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa; quan điểm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết các vấn đề thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc và quyền tự quyết của các dân tộc.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, các vấn đề dân tộc cần phải được giải quyết trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
+ Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cần phải được coi là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bất kể cộng đồng dân tộc nào (cho dù đó là cộng đồng có đông người hay ít người; có trình độ phát triển cao hay thấp;...) cũng đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau; không thể có đặc quyền đặc lợi cho riêng một dân tộc nào về các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, ngôn ngữ....
+ Trong phạm vi một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc cần phải được nhà nước bảo vệ bằng pháp luật; đồng thời nhà nước cần phải có chính sách phù hợp trong việc khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc, tạo nên sự phát triển hài hoà giữa các dân tộc.
+ Trong phạm vi quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc trên thế giới, quyền bình đẳng dân tộc cần phải được gắn kết với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bá quyền nước lớn; chống sự áp bức, bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế nhằm đạt được sự bình đẳng giữa các quốc gia - dân tộc trên phạm vi quốc tế.
- Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết.
+ Quyền tự quyết của các dân tộc là nói đến quyền làm chủ của mỗi dân tộc mà trước hết và cơ bản là quyền các dân tộc có thể tự mình quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình, không chịu sự ràng buộc, cưỡng bức của dân tộc khác.
+ Quyền tự quyết của các dân tộc bao gồm: quyền tự do phân tách, hình thành nên cộng đồng quốc gia - dân tộc độc lập vì lợi ích chính đáng của các dân tộc và quyền liên hiệp các dân tộc trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng của các dân tộc.
- Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.
+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là một nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của V.I. Lênin; nó thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp; phản ánh tính thống nhất biện chứng giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng.
+ Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc là một quan điểm có tính nguyên tác trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa; quan điểm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết các vấn đề thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc và quyền tự quyết của các dân tộc.