trình bày các mối quan hệ của sinh vật, cho ví dụ minh họa

2 câu trả lời

Đáp án:

CÙNG LOÀI:

+hỗ trợ:trâu rừng sống thành đàn để bảo vệ lẫn nhau mỗi khi có nguy hiểm

+cạnh tranh:đàn dê cùng sống trên cánh đồng cỏ và tranh thức ăn của nhau

KHÁC LOÀI:

-Hỗ trợ:

+cộng sinh:nấm và tảo cộng sinh với nhau thành địa y;vi khuẩn cộng sinh sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu

+hội sinh:cá ép bám vào rùa biển và nhờ đó nó được đưa đi xa;địa y sống bám trên cành cây

-Đối địch:

+cạnh tranh:dê và bò cùng ăn cỏ trên cùng 1 cánh đồng;trên 1 cánh đồng lúa khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm

+kí sinh,nửa kí sinh:rận sống bám trên da và hút máu của trâu bò;giun đũa sống trong ruột người

+sinh vật ăn sinh vật khác:cây nắp ấm bắt côn trùng;hổ ăn thịt hươu trong rừng

QUAN HỆ CÙNG LOÀI

1. Quan hệ hỗ trợ cùng loài:

Xảy ra khi gặp điều kiện thuận lợi.

- Bình thường các cá thế cùng loài sống tụ tập bên nhau, tạo ra các quần tụ cá thế.

Ví dụ: Trâu, bò, ngựa đi ăn thành bầy, đàn; chim di cư theo bầy...

- Quần tụ giúp các cá thể tìm kiếm ăn, tự vệ, sinh sản tốt hơn.

- Ở thực vật, hiện tượng cây liền rễ giúp chống gió, chống mất nước tốt hơn.

- Mức độ quần tụ thay đổi tùy loài, tùy điều kiện cụ thể.

2. Quan hệ cạnh tranh cùng loài:

Xảy ra khi gặp điều kiện quá bất lợi như thiếu thức ăn, chỗ ở...

a) Hiện tượng tự tỉa cành: Trong điều kiện cây bị che khuất, thiếu ánh sáng, các cành bị che khuất chết đi gọi là tự tỉa cành. Hiện tượng này giúp cây tiết kiệm năng lượng tiêu hao ở phần bị che khuất.

b) Tăng độ tử vong, giảm độ thụ tinh: Khi mật độ cá thể trong loài quá dày đặc dẫn đến thiếu thức ăn, chỗ ở, dẫn đến đói, dịch bệnh làm một số chết đi, mặt khác làm cho khả năng sinh sản cũng sẽ giảm xuống.

c) Cạnh tranh sinh học: Là hiện tượng luôn luôn xảy ra trong mỗi loài như các cây giành ánh sáng, nước khoáng; khi có dịch bệnh cá thể nào khỏe mạnh sẽ được sống sót.

d) Ăn lẫn nhau: Xảy ra do quá thiếu thức ăn, chẳng hạn gà ăn trứng saa khi đẻ, cá mẹ ăn cá con... Do vậy trong chăn nuôi và trồng trọt cần phải có mật độ thích hợp và cung cấp đủ lượng chất dinh dưỡng.

- QUAN HỆ KHÁC LOÀI

1. Quan hệ hỗ trợ:

a) Quan hệ cộng sinh: Là môi quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, trong đó đôi bên cùng có lợi.

- Ví dụ: Sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam thành địa y; sự cộng sinh giữa hải quỳ với tôm kí cư; sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu

- Ý nghĩa: Trồng cây họ đậu luân canh để cải tạo đất; bảo vệ vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hóa ở người...

b) Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài khác nhau trong đó chỉ có lợi cho 1 bên.

Ví dụ: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; Kền kền ăn thịt thừa của thú.

2. Quan hệ đối địch:

a) Quan hệ ăn thịt con mồi: Loài này sử dụng loài kia làm nguồn thức ăn.

Ví dụ: Hổ ăn hươu, nai; cáo ăn gà...

- Con người vận dụng quan hệ này trong đời sống và thực tiễn sản xuất như nuôi mèo để bắt chuột; nuôi kiến để ăn rệp cây...

b) Quan hệ kí sinh: Một loài sống bám vào vật chu, sử dụng thức ăn của vật chủ.

Ví dụ: Giun sán kí sinh cơ thế động vật, dây tơ hồng sống bám trên thân, cành cây chủ…

c) Quan hệ bán kí sinh: Một loài sống bám trên cơ thể vật chủ, sử dụng một phần các chất trên cơ thề vật chủ.

Ví dụ: Cây tầm gửi sử dụng nước và khoáng của cây chủ để tổng hợp chất hữu cơ nhờ có diệp lục.

d) Quan hệ cạnh tranh sinh học: Biểu hiện ở các loài sống chung có sự tranh giành ánh sáng, thức ăn…

Ví dụ: Cạnh tranh sinh học giữa cây trồng với cỏ dại.

e) Quan hệ ức chế cảm nhiễm : Một số loài nhờ chứa phytônxit kìm hãm sự phát triển của loài khác.

Ví dụ: Chất gây đỏ nước của tảo giáp làm chết nhiều động, thực vật nổi ở ao hồ.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm nằm trước, A Sử trói Mị. Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mặt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đệm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biệt đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy. Trong nhà tối bung. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủđương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cặt nủ dầy mây. A Phủ thờ phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đen lúc gỡ được hết dây trời ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc..... (Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, NXBGD Việt Nam, 2010) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên để thấy biến đổi tâm trạng của nhân vật. Từ đó, hãy chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

3 lượt xem
1 đáp án
18 giờ trước