2 câu trả lời
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v..
Vị ngữ thường được nhắc đến với một trong hai ý nghĩa sau trong lý thuyết về ngữ pháp. Ý nghĩa thứ nhất trong ngữ pháp truyền thống, coi vị ngữ là một trong hai thành phần cơ bản của một câu, thành phần còn lại là chủ ngữ; trong đó vị ngữ có nhiệm vụ tác động hay thay đổi chủ ngữ. Ý nghĩa thứ hai có nguồn gốc từ giải tích vị từ (lôgíc vị từ, lôgíc bậc nhất) và được dùng nhiều trong ngữ pháp và cú pháp hiện đại. Theo ý nghĩa thứ hai, vị ngữ của một câu tương ứng với vị từ (thường là động từ chính) và bất cứ thành phần nào bổ nghĩa cho vị từ; đối của vị ngữ nằm ngoài vị ngữ.
Trạng ngữ là phần bổ trợ cho chủ ngữ và vị ngữ, không quan trọng, nhằm xác định thời gian, không gian, địa điểm trong câu,... bổ trợ cho câu, có thể bị lược bớt mà không gây ảnh hưởng đến nội dung câu;
Vị ngữ là phân làm rõ cho chủ ngữ, có thể là một hành động sự kiện nhằm thể hiện điều mà chủ ngư muốn