Trắc nghiệm Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 1. .................... Là 1 hệ thống gồm nhiều ròng rọc 2. Khi ta sử dụng hệ thống có cả ròng rọc cố định và ròng rọc động thì có...............so với khi chỉ dùng một ròng rọc cố định hay chỉ một ..................Vì hệ thống đó vừa được lợi...............................vừa........................của lực kéo và dễ làm việc. 3. Khi dùng một ròng rọc động cho ta..........................lần về lực và ...........................về đường đi 4. Khi nung nóng vật rắn, khối lượng của vật...................,thể tích của vật.......................nên khối lượng riêng của vật...................... 5. Cùng là kim loại nhưng sự dãn nở vì nhiệt của nhôm..........................so với đồng, sự dãn nở vì nhiệt của đồng............................so với sắt. Vậy sự dãn nở vì nhiệt của sắt .............................so với nhôm. I. Tự luận Câu 1: Tại sao khi đi khám răng, bác sĩ thường căn dặn chúng ta không nên ăn những thức ăn quá nóng hay quá lạnh? Câu 2: Một nút thủy tinh lâu ngày bị gắn chặt vào miệng chai. Điều đầu tiên cần phải làm là hơ nóng miệng chai để mở nó. Em hãy giải thích vì sao phải làm như vậy? Câu 3: Em hãy kể một số ứng dụng về sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn vào trong đời sống thực tế? Bạn nào làm đc hết thì mk sẽ vote 5 sao và trl hay nhất luôn

2 câu trả lời

I. Trắc nghiệm

1. Pa-lăng là 1 hệ thống gồm nhiều ròng rọc

2. Khi ta sử dụng hệ thống có cả ròng rọc cố định và ròng rọc động thì có lợi so với khi chỉ dùng một ròng rọc cố định hay chỉ một ròng rọc động. Vì hệ thống đó vừa được lợi về lực vừa có thể đổi hướng của lực kéo và dễ làm việc.

3. Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực và thiệt 2 lần về đường đi.

4. Khi nung nóng vật rắn, khối lượng của vật không thay đổi, thể tích của vật tăng nên khối lượng riêng của vật giảm.

5. Cùng là kim loại nhưng sự dãn nở vì nhiệt của nhôm nhiều hơn so với đồng, sự dãn nở vì nhiệt của đồng nhiều hơn so với sắt. Vậy sự dãn nở vì nhiệt của sắt ít hơn so với nhôm.

 II. Tự luận

1. Tất cả mọi vật đều theo nguyên lí nóng nở ra, lạnh co lại. Vì vậy khi chúng ta ăn thường xuyên thức ăn quá nóng hoặc quá lanh sẽ làm cho răng của chúng ta bị nở ra hoặc co lại đột ngột dễ làm rạn nứt men răng dẫn tới dễ bị hỏng răng. Ngoài ra, khi ăn thức ăn quá lanh thường xuyên sẽ làm cho lợi bị co lại gây co các mạch máu ở chân răng, răng bị thiếu máu nuôi, lâu dần sẽ làm cho răng dễ bị rụng. Thường xuyên ăn đồ quá lạnh còn có hại cho cả dạ dày vì cũng làm cho hệ thống mạch máu trong lòng dạ dày bị co lại đột ngột ảnh hưởng đến việc hấp thụ thức ăn.

2. Điều đầu tiên cần phải làm là hơ nóng miệng chai để mở nó vì khi được hơ nóng, cổ chai sẽ nở ra vì nhiệt nên chúng ta có thể mở nút thủy tinh một cách dễ dàng.

3. Một số ứng dụng về sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn vào trong đời sống thực tế: để khe hở trên đường ray xe lửa để không gây hư hỏng đường ray, rơle nhiệt trong bàn ủi, thanh đồng của băng kép ở thiết bị đóng ngắt của bàn là, ...

1.palăng

2. lợi về lực/ròng rọc động/về lực/có thể đổi hướng

3. lợi 2/ thiệt 2

4. không thay đổi/ tăng/giảm

5.nhiều hơn/nhiều hơn/ ít hơn

tự luận

câu 1: vì theo nguyên tắc thì vật sẽ nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. vì vậy nếu thường xuyên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh thì răng sẽ co giãn liên tuucj khiến rạn nứt men răng làm răng dễ bị hỏng.

câu 2: vì khi hơ nóng miệng chai thì miệng chai sẽ nở ra vì nhiệt và đễ dàng lấy nút thủy tinh ra.

câu 3: một số ứng dụng thực tế là: các khe hở giữa đường ray xe lửa, rơle nhiệt trong bàn ủi,...