Tổng hợp giùm mình những nội dung về tiếng việt, với văn học ạ (ưu tiên tiếng việt) Vdụ: Tiếng việt → trường từ vựng, từ tượng hình, từ tượng thanh, thán từ, trợ từ Kể dùm mình toàn bộ với chớ mình không biết cái nào trong phần Tiếng Việt cả @@

1 câu trả lời

Tiếng việt:

*Các loại dấu câu:

Dấu ngoặc đơn

 Dấu ngoặc đơn là dấu câu dùng để cứa đựng bên trong đó những nội dung có tác dụng chú thích, giải thích cho nội dung của từ, cụm từ đứng trước.

Dấu hai chấm:

Dấu hai chấm có các tác dụng như sau:

– Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. Ví dụ: Vườn nhà của Lan trồng nhiều loại hoa quả: ổi, xoài, na, quýt à Thành phần đứng sau dấu hai chấm có tác dụng minh họa cho nội dung “nhiều loại hoa quả”.

-Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại. Ví dụ: Khi được hỏi về việc có đồng ý tiếp tục tham gia chương trình, ông ấy trả lời ngắn gọn: Không.

Dấu ngoặc kép:

Dấu ngoặc kép được sử dụng trong những trường hợp sau:

– Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn được dẫn trực tiếp. Ví dụ: Nói về tình yêu quê hương, dân gian đã có những câu ca dao mượt mà, đầm thấm:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muốn, nhớ cà dầm tương”

– Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghãi đặc biệt, có hàm ý mỉa mai. Ví dụ: Nghe những lời lẽ của ông ta, ai cũng cảm thấy ông ta quả là người “có học” như chính ông ấy vẫn thường hay khoe khoang.

– Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tập san… đã dẫn trong câu văn. Ví dụ: Truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” là một trong những sáng tác của Ai-ma-tốp.

*Từ vựng:

Trường từ vựng:

          Tập hợp những từ mà những từ ngữ đó có ít nhất một điểm chung về nghĩa thì được gọi là trường từ vựng.

Từ tượng thanh, từ tượng hình:

– Những từ gợi tả âm thanh của thiên nhiên, cuộc sống như rì rào, ầm ầm, soàn soạt, xào xạc… là những từ tượng thanh.

– Những từ gợi tả về dáng vẻ, trạng thái, hình ảnh của sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống như: lom khom, lặng lẽ, vật vã, khúc khuỷu… được gọi chung là từ tượng hình.

Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:

– Những từ ngữ chỉ được sử dụng ở mộtvùng miền hoặc một, một vài địa phương nhất định thì được gọi là từ địa phương.

– Những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhằm chỉ một nội dung, hiện tượng nhất định được gọi là biệt ngữ xã hội.

Nói quá :

-Nói quá là biện pháp tu từ mà ở đó sử dụng cách thức phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của vật vật, sự việc, hiện được được nhắc đến.

-Sử dụng biện pháp nói quá, người viết muốn nhấn mạnh đến nội dung được đề cập, qua đó tạo ấn tượng và tặng giá trị biểu cảm cho bài viết.

Nói giảm nói tránh:

Khi giao tiếp, trong một số trường hợp đặc biệt, người nói, người viết cần diễn đạt một cách tế nhị để tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, thiếu lịch sử hoặc nhằm một ngụ ý nào khác, khi đó, người nói, người viết cần sử dụng biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh.

Ngữ pháp:

Trợ từ, Thán từ :

– Những từ đi kèm cũng với những từ ngữ khác trong câu nhằm nhấn mạnh hoặc thể hiện thái độ về sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến trong câu được gọi là trợ từ: những, chính, là, rằng, vì…

– Những từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói, người viết được gọi là thán từ. Thán từ có hai loại là thán từ bộc lộ tình cảm (ôi, than ôi!, trời ơi,…) và thán từ gọi đáp (ơi, vâng, ạ…). Thán từ thường được đặt ở đầu câu, đôi khi được tách ra thành câu đặt biệt.

Tính thái từ:

Những từ được bổ sung vào trong câu để thể hiện sắc thái tình cảm trong câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán thì được gọi là tình thái từ. Tình thái từ được chia làm 04 loại tương ứng với các chức năng như sau:

+ Tình thái từ nghi vấn: ư, hử, sao, à, hả, chứ…

+ Tình thái từ cầu khiến: nào, với, nhé, đi,…

+ Tình thái từ cảm thán: thay, làm sao, sao…

+ Tình thái từ biểu thị tình cảm cảm xúc: lắm, nhé, à, mà, quá…

Câu ghép :

–Khác với câu đơn, câu ghép được cấu tạo bởi hai hoặc nhiều thành phần nòng cốt (cụm C-V) không bao chứa nhau. Mỗi thành phần nòng cốt/cum C-V được xem là một vế câu.

+ Cách 1: sử dụng từ có tác dụng nối:

@ Nối các vế câu bằng một quan hệ từ: “Gió thổi  mây bay”

@ Nối các vế câu bằng một cặp quan hệ từ: “Nếu gió thổi thì mây bay”

@ Nối các vế câu bằng cặp từ hô ứng: “Gió càng thổi mây càng bay”

+ Cách 2: không dùng từ nối mà sử dụng dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm để phân cách các vế câu: “Gió thổi, mây bay”

–Các vế của câu ghép có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa. Cụ thể:  

+ Quan hệ nguyên nhân:  anh ấy không đến nên buổi tiệc không diễn ra.

+ Quan hệ ssiều kiện – giả thiết: Nếu anh ấy đến thì mọi thứ sẽ tuyệt vời lắm.

+ Quan hệ tương phản: Tuy rằng đang là mùa hè nhưng cây cối xanh mướt như xuân.

+ Quan hệ tăng tiến: Cha mẹ càng cực nhọc tôi càng phải cố gắng nhiều hơn.

+ Quan hệ lựa chọn: Tôi sẽ tiếp tục hay tôi phải quay về.

+ Quan hệ bổ sung:  An không những là một học sinh giỏi  bạn ấy còn là một người con hiếu thảo.

+ Quan hệ tiếp nối: Tôi nói xong, anh ấy quay đi lặng lẽ.

+ Quan hệ đồng thời: Cô ấy vừa nói, tôi vừa nhìn theo ánh nắt nhạt dần.

+ Quan hệ giải thích: Bài hát được trình diễn thât tuyệt vời có lẽ các em đã phải tập luyện nhiều lắm.

#Nhimato gửi!