Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm (Tóm tắt dựa trên tình huống truyện) Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại… - Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại. Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: -Hà, nắng gớm, về nào… .... Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… ông lão nắm chặt hai tay lại và rít lên: -Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này! Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm. Mik đang cần gấp nha.
1 câu trả lời
Ông Hai rất yêu làng chợ Dầu. Ở vùng tản cư, suốt ngày ông kể về làng, khoe về làng. Khi nhận được tin làng chợ Dầu theo Tây, ông rất đau khổ nằm lì trong nhà ba bốn ngày liền. Ông Hai nghe được tin cải chính: Làng chợ Dầu không phải là làng Việt gian, không theo Tây. Ông sung sướng đi khoe với mọi người. Mặ dù nhà bị đốt, nhưng ông Hai lại rất vui mừng vì làng ông vẫn là làng kháng chiến. Tác phẩm thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư.
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm