Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối Ve râm ran xao xác cả khung trời Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng,… Cớ sao mình nước mắt lại rơi Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi Rơi ướt cả một bờ áo trắng Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng? Biết hay không hạ cuối đã về rồi? Tháng 6 mùa thi Ta bỏ lại một thời Trong trắng như hoa Hồn nhiên như cỏ Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ Cho những tháng ngày xanh biếc xanh. Đôi mắt nào chiều ấy long lanh Như muốn nói thật nhiều mà không thể Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời. Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng Ai bật khóc trong chiều không bình lặng Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi. (Hạ cuối, Dương Viết Cương, nguồn: internet) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm) Câu 2. Xác định và phân tích tác dụng của 3 biện pháp tu từ có trong văn bản trên (0.75 điểm) Câu 3. Anh/ chị hãy viết khoảng 5 -7 dòng trình bày cảm nhận của bản thân về những câu thơ sau (0.75 điểm) “Tháng 6 mùa thi Ta bỏ lại một thời Trong trắng như hoa Hồn nhiên như cỏ Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ Cho những tháng ngày xanh biếc xanh” Câu 4. Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng) chia sẻ điều anh/chị tâm đắc nhất về bài thơ trên. (1.0 điểm)

2 câu trả lời

1. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả

2. Các biện pháp tu từ:

- Câu hỏi tu từ: Lưu luyến, tiếc nuối trước mùa hạ chia phôi

- Điệp từ "cho" thể hiện sự trào dâng cảm xúc. tác giả nhận thức được chặng đường đã đi qua và những gì phải để lại.

- Ẩn dụ: cháy đỏ thể hiện màu đỏ rực rỡ của phượng

3. Những câu thơ thể hiện nỗi niềm của học trò trước những ngày tháng chia xa, trước mùa hè cuối cuối cùng. Mùa hè ấy đi qua cùng với lứa tuổi học trò. Lứa tuổi ấy qua đi người ta phải để lại tất cả những gì trong sáng và hồn nhiên nhất. Biết vậy nên càng lưu luyên xót xa. Kể ra tất cả những gì mình để lại bởi vì mình tiếc nuối tất cả.

4. Bài thơ nói ra những cảm xúc của tất cả học trò cuối cấp. Những cảm xúc chân thành và trong sángi Ai đi qua lứa tuổi học trò mà không tiếc nuối thầm mong trở lại. Qua lời thơ ta như thấy chính mình. Chỉ mai kia thôi là tất cả sẽ xa rồi như lời thơ ấy.

1. PTBĐ chính biểu cảm

2. 

- Điệp từ " cho"

- Liệt kê " vẫn ve, vẫn phượng"

- Câu hỏi tu từ

⇒ Tăng sức gợi hình, gợi cảm. Nhấn mạnh về vẻ đẹp mùa hè, nỗi xót xa mùa hạ đã xa.

3. 

Chắc chắn trải qua đời học sinh thì ai cũng nhớ về tháng 6 mùa thi. Những điều về mùa hạ không bao giờ quên được. Nói luôn là những kỉ niệm và những nỗi nhớ. Nhớ lại khiến cho ai cũng xúc động về một thời hồn nhiên " như cây cỏ".

4. 

Đọc đoạn thơ, ai trong chúng ta cũng nhớ về một thời tuổi thơ, tuổi học sinh. Thời mà còn hồn nhiên, trong sáng làm cho con người ta trưởng thành. Nhưng khi nhắc lại trong lòng chúng ta luôn bồi hồi nhớ lại. Những kì thi mà chúng ta miệt mài trên trang giấy trắng. Hay là màu đỏ thắm của hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè tới - một mùa chia xa lại đến Chúng ta luôn nhớ về mùa hạ cuối không bao giờ quên. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Giúp em với ạ!

Câu 1: Nội dung nào của Hiệp định Giơnevơ ghi nhận tư cách của Việt Nam như là thành viên của Liên hợp quốc?

A. Không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

B. Thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

C. Thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

D. Thành lập khu phi quân sự hai bên giới tuyến của vĩ tuyến 17.

Câu 2: Điểm chung trong kế hoạch Rơve (1949) và kế hoạch Nava (1953) là?

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

B. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.

C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.

D. phô trương tiềm lực và sức mạnh của Pháp.

Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

A. Nhật đầu hàng đồng minh.

B. Đồng minh vào Đông Dương.

C. Liên Xô tấn công Pháp.

D. Đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.

Câu 4: Lí do cơ bản dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là

A. hai miền có sự khác biệt về kinh tế, xã hội.

B. Pháp, Mĩ không chịu thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. mâu thuẫn về quyền lợi của các cường quốc trên lãnh thổ Việt Nam.

D. Pháp không thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Câu 5: Sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta lại bị chia cắt là do

A. âm mưu phá hoại Hiệp định của Pháp.

B. Mĩ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

C. những quy định của Hiệp định Giơ ne vơ.

D. sự can thiệp của quốc tế.

4 lượt xem
1 đáp án
1 giờ trước