Tình huống thực tế: Thực hiện hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường. Tình huống 1: Cắt tiết vịt vào 2 chén để làm tiết canh. - Chén 1: Dùng đũa khuấy đều và lấy ra những tơ máu bám vào đĩa. - Chén 2: Để yên (không dùng đũa khuấy). 1. Chén nào làm tiết canh được? Vì sao? 2. Chén nào không làm tiết canh được? Vì sao? Tình huống 2: Tại sao khi đánh tiết canh người ta lại khuấy và cho thêm muối hoặc nước mắm?
1 câu trả lời
*Tình huống 1:
+ Chén 1 làm tiết canh được vì khi khuấy đều thì sẽ tách được các tơ máu không để tơ máu ôm giữ các tế bào máu . Khi lấy tơ máu ra thì trong tiết canh không đông lại được vì đã lấy ra hết tơ máu.
+Chén 2 không làm tiết canh được vì khi để nguyên các tơ máu sẽ hình thành và ôm giữ lại các tế bào máu làm máu đông lại.
*Tình huống 2: Khi đánh tiết canh người ta lại khuấy và cho thêm muối hoặc nước mắm vì trong tiết vịt(trong máu nói chung) có chứa Ca++ (canxi trong máu dưới dạng ion) . Trong nước mắm hoặc trong muối có chứa NaCl ( natri clorua) . Hai chất này khi hòa vào nhau sẽ tạo ra CaCl2, đồng nghĩa với việc hàm lượng Ca++ bị giảm. Do đó tiết không đông lại được. Tương tự như khi đánh tiết canh, chúng ta lại pha loãng bát tiết nên lượng Ca++ phản ứng với NaCl cũng ít đi và tiết lại đông lại như bình thường.
Chúc bạn học tốt ^^