tình hình chung của ĐNA (1918-1939) ( ngắn gọn ) lịch sử 8
2 câu trả lời
Đầu thế kỉ XX:
+ Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
+ Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
+ Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc đã tác động trực tiếp đến các nước Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga cũng ảnh hưởng đến khu vực này.
* Phong trào vô sản:
- Từ những năm 20, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc xuất hiện một nét mới:
+ Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.
+ Xuất hiện một số đảng cộng sản ở khu vực, đầu tiên là Đảng Cộng sản ln-đô-nê-xi-a (tháng 5 - 1920). Trong năm 1930, các đảng cộng sản đã lần lượt được thành lập ở Việt Nam (tháng 1), ở Mã Lai và Xiêm (tháng 4), ở Phi-líp-pin (tháng 11).
=> Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là các cuộc khởi nghĩa ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-đô-nê-xi-a và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) tại Việt Nam. Nhưng những cuộc nổi dậy này đều bị chính quyền thực dân trấn áp.
* Phong trào dân chủ tư sản:
- Phong trào dân chủ tư sản cũng có những bước tiến rõ rệt.
- Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện các nhóm, phái hoặc các hội do những nhà yêu nước sáng lập.
Tình hình chung của ĐNA (1918-1939):
- Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc, trừ Xiêm(Thái Lan).
Tthực dân phương Tây (Các nước đế quốc) đã tiến hành những chính sách cai trị hà khắc : vơ vét, đàn áp, bóc lột dã man.
- Nhân dân ở khu vực ĐNA đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền dưới nhiều hình thức chống thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc. Tuy vậy, các cuộc kháng chiến, phong trào lần lượt thất bại song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này( nổi bật như phong trào dân chủ tư sản).