Tìm yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong truyện ngắn của lão hạc

2 câu trả lời

“Khốn nạn… ông giáo ơi! … (yếu tố biểu cảm). Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm (yếu tố kể). Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại (yếu tố kể). Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết (yếu tố kể)… Này ! Ông giáo ạ ! (yếu tố biểu cảm). Cái giống nó cũng khôn ! (yếu tố biểu cảm). Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó “kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng : “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à ? (yếu tố kể). Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó (yếu tố biểu cảm)’’. (Nam Cao, Lão Hạc)

1. - Cả hai văn bản a) và b) đều có yêu tố tự sự và miêu tả nhưng chúng là văn bản nghị luận. Bởi cả a) và b) đều giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động, và vì vậy văn bản có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

- Yếu tố tự sự ở đoạn văn a) là những chi tiết cụ thể kể lại kiếu bắt lính kì quặc và tàn ác.

+ “Vị chúa tính” ra lệnh cho quan dưới quyền trong một thời hạn phải nộp cho đủ số người nhất định.

+ Đầu tiên là tóm những người khỏe mạnh, người khổ, sau đó đòi đến con cái nhà giàu, giam cổ họ lại để vòi tiền... Nếu không có những chi tiết được kể như trên thì ta không thể lường được việc một lính “tình nguyện” đã nhũng nhiễu và làm tiền một cách trắng trợn.

- Ở đoạn văn b) nếu ta bỏ những câu văn miêu tả về những người lính “tình nguyện”: “Tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lị, tốp thì trước lúc xuống tàu bị nhốt (...) có lính (...) lưỡi lê tuốt trần, đạn đã lên nòng” thì không thể hình dung được sự giả dối lừa gạt của những lời lẽ rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” từ phủ toàn quyền

- Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: (Đọc ghi nhớ 1. trang 116)

a) Ở văn bản trích “Người anh hùng làng Gióng của Cao Huy Đỉnh ta thấy xuất hiện những yếu tố tự sự và miêu tả trong việc tác giả kể lại hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han của dân tộc Hơ-mông và dân tộc Thái.

Trong hai đoạn văn, phần lớn là tự sự. Tuy nhiên, có một số câu chữ miêu tả. Chẳng hạn:

a1 - Con thỏ trắng

- Chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ

- Để đêm đêm soi xuống dòng thác Bòng-gơ-nhi những vầng sáng bạc

a2 - Theo cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc

- Gần đấy có những vũng, những ao chi chít nối tiếp nhau

b) Tác giả không kể đầy đủ, cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han mà chỉ nhấn vào một số chi tiết cụ thể có sự trùng hợp với hình tượng Thánh Gióng, câu chuyện Thánh Gióng. Chẳng hạn “cưỡi ngựa đá khổng lồ” để cho ta liên tưởng việc Gióng “cưỡi ngựa sắt khổng lồ, những ao cũng chi chít của vết chân voi ngựa nàng Hắn gợi tả những ao đầm chi chít của gót ngựa Thánh Gióng đi qua.

Nhấn mạnh một số chi tiết giống với Thánh Gióng tác giả đã làm sáng tỏ ý: Chàng Trăng và Nàng Han “có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng miền xuôi”. Từ đó khẳng định chuyện Thánh Gióng “thực là một bản anh hùng ca và là anh hùng ca của người Việt cổ”.