Tìm và phân tích biện pháp tu từ trong các ví dụ sau: a. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió b. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ c. Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu d. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

2 câu trả lời

a. BPTT: So sánh

"chiếc thuyền" như "con tuấn mã" , "cánh buồm" như "mảnh hồn làng"

-> Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi tả đồng thời cho thấy sức mạnh của con thuyền mạnh mẽ.

b. BPTT: 

- Nhân hóa

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

-> tác dụng: làm cho con thuyền sinh động hơn, có hồn hơn và nhấn mahj sự mệt mỏi của chiếc thuyền 

- Ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác)

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Nghe (thính giác) - thấm (xúc giác)

-> tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm, cho thấy sự mệt nhọc và cảm nhận tinh tế của con thuyền

c. Nhân hóa : giấy đỏ buồn không thắm

-> Tác dụng : bày tỏ nỗi lòng của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

d. Nhân hóa : trăng nhòm khe cửa, điệp từ "ngắm"

->  Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm đồng thời cho ta thấy được sự bầu bạn của con người đối với ánh trăng, trăng như một người bạn tri kỉ gắn bó với con người.

a. biện pháp tu từ : So sánh

"chiếc thuyền" như "con tuấn mã" , "cánh buồm" như "mảnh hồn làng"

- Tác dụng nhấn mạnh sự hùng mãnh và sức mạnh của con thuyền mạnh mẽ vượt qua một con sông dài.

b. biện pháp tu từ : Nhân hoá chiếc thuyền mệt mỏi trở về nằm

- Tác dụng làm con thuyêǹ trở nên sinh động trong mắt người đọc giống như một con người.

c. Nhân hóa : giấy đỏ buồn không thắm

- Tác dụng : bày tỏ nỗi lòng của ông đồ già mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.

d. Nhân hóa : trăng nhòm khe cửa, điệp từ "ngắm"

- Tác dụng Trăng được nhân hoá có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động đến giao hoà cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và Trăng tình cảm sâu đậm gắn bó.

- Tác dụng điệp từ : nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

~chúc bạn học tốt~

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
13 giờ trước