tìm một đoạn hội thoại trong những tác phẩm văn xuôi ở sgk ngữ văn 2 lớp 12 và phân tích đặc điểm, vai trò của các nhân vật giao tiếp

1 câu trả lời

a. Các nhân vật giao tiếp trong đoạn văn: Bá Kiến, Lí Cường, mấy bà vợ Bá Kiến, dân làng và Chí Phèo.

  • Bá Kiến nói với một người nghe trong trường hợp nói với Chí Phèo.
  • Còn lại, khi nói với mấy bà vợ, với dân làng, với Lí Cường, Bá Kiến nói cho nhiều người nghe (có cả Chí Phèo).

b. Vị thế xã hội của Bá Kiến với từng người nghe:

  • Với mấy bà vợ: Bá Kiến là chồng (chủ gia đình) nên "quát".
  • Với dân làng: Bá Kiến là "cụ lớn", thuộc tầng lớp trên, lời nói có vẻ tôn trọng (các ông, các bà) nhưng thực chất là đuổi (Về đi thôi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?).
  • Với Chí Phèo: Bá Kiến vừa là ông chủ cũ, vừa là kẻ đã đẩy Chí Phèo vào tù, kẻ mà lúc này Chí Phèo đến "ăn vạ". Bá Kiến vừa thăm dò, vừa dỗ dành vừa có vẻ đề cao, coi trọng.
  • Với Lí Cường: Bá Kiến là cha, cụ quát con nhưng thực chất cũng là để xoa dịu Chí Phèo.

c. Đối với Chí Phèo, Bá Kiến thực hiện chiến lược giao tiếp có thể nói là rất hoàn hảo để đánh gục đối thủ bằng cả lời nói và hành động theo các bước sau đây:

  • Trước hết, Bá Kiến đuổi hết mọi người về để cô lập địch thủ và chỉ đối thoại riêng với Chí Phèo.
  • Sau đó, Bá Kiến tìm mọi cách để “hạ nhiệt” cơn tức giận của Chí Phèo.
  • Tiếp theo, Bá Kiến nâng vị thế của chí phèo lên ngang hàng với mình và nhận chí phèo là có họ hàng.
  • Cuối cùng, Bá Kiến kết tội Lí Cường, con trai mình, rồi hạ lệnh cho Lí Cường phải đón tiếp Chí Phèo chu đáo để làm cho Chí Phèo hả dạ, tin theo mình.

d. Với chiến lược giao tiếp như trên, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp.

  • Những người nghe trong cuộc hội thoại với Bá Kiến đều răm rắp nghe theo lời Bá Kiến.
  • Đến như Chí Phèo, hung hãn là thế mà cuối cùng cũng bị khuất phục.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm