tìm ít nhất 2 bài viết về những hoạt động thể hiện tình hữu nghị của nhân dân việt nam với nhân dân các nước trên thế giới

2 câu trả lời

bài viết về những hoạt động thể hiện tình hữu nghị của nhân dân việt nam với nhân dân các nước trên thế giới

1/.Việt Nam-Lào: Tình hữu nghị thủy chung, trong sáng mãi mãi trường tồn

              Năm 2017 có ý nghĩa đặc biệt với quan hệ Việt Nam-Lào khi người dân hai nước tưng bừng tổ chức hàng loạt hoạt động kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1962-2017) và 40 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (1977-2017).

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, dù tình hình thế giới có rất nhiều thay đổi, song dưới sự lãnh đạo của hai đảng, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào vẫn chung lòng chung sức, kề vai sát cánh trong công cuộc đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của mỗi nước.

Là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, quan hệ gắn kết anh em giữa hai dân tộc đã được hình thành và củng cố cùng bề dầy lịch sử dựng nước và giữ nước. Đặc biệt trong nhiều thập kỷ qua, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa nhân dân hai nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Suphanuvong đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo của hai đảng, hai nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp, được tôi luyện qua nhiều thử thách và được hun đúc bằng công sức và xương máu của bao thế hệ các anh hùng liệt sỹ, để trở thành tài sản vô giá của hai dân tộc.

55 năm trước, sau khi Hiệp định Geneva về Lào được ký kết, Việt Nam và Lào đã nhất trí thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962, mở ra một chương mới trong sự nghiệp củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước.

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giành độc lập của mỗi nước, sự gắn bó khăng khít, sự hỗ trợ, giúp đỡ vô tư, chí tình, chí nghĩa giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Lào, đã trở thành sức mạnh vô song và là nhân tố quan trọng góp phần đưa cách mạng hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiến tới thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975. 

Bước vào thời kỳ mới - thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước, nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, ngày 18/7/1977, hai nước đã ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, khẳng định tình đoàn kết đặc biệt trước sau như một, hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.

Chương tình thắp nến tri ân 'Khúc tráng ca Việt-Lào.' (Ảnh: TTXVN)

Đây là văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước phát triển mới, toàn diện của mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào, là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc tăng cường và mở rộng mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước trong thời kỳ mới; tạo cơ sở để hai nước thúc đẩy ký kết hàng loạt các thỏa thuận hợp tác sau này.

Sau khi ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào không ngừng được củng cố, đổi mới và phát triển sâu rộng. Nội dung hợp tác thêm thực chất, hiệu quả hợp tác liên tục được nâng cao và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực. Quan hệ chính trị được thúc đẩy mạnh mẽ, ngày càng gắn bó tin cậy, hai bên đã phối hợp tổ chức tốt các chuyến thăm, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai đảng, hai nước.

Hợp tác quốc phòng-an ninh giữa Việt Nam và Lào tiếp tục được củng cố chặt chẽ. Hai nước đã ký 2 văn kiện pháp lý quan trọng là “Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới” và “Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào.”Việc hoàn thành hệ thống mốc quốc giới đã góp phần hoàn thành chất lượng đường biên giới Việt Nam-Lào cả về pháp lý và thực tiễn.

Về hợp tác kinh tế, trong thời gian qua, với tinh thần đưa quan hệ hợp tác kinh tế hai nước đi vào thực chất hơn nữa, trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Lào vào tháng 4 và tại Kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban liên chính phủ, hai nước đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng, như Thỏa thuận về hợp tác đầu tư quản lý và khai thác cảng Vũng Áng (cầu cảng 1,2,3); Thỏa thuận thành lập công ty liên doanh đầu tư dự án xây dựng đường dây tải điện 500 Kv Lào-Việt Nam; Thỏa thuận về đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Vientiane-Thà Khẹc-Mụ Giạ-Tân Ấp-Vũng Áng...

Hai bên cũng nhất trí cùng phối hợp triển khai có hiệu quả Hiệp định thương mại giữa hai chính phủ ký ngày 3/3/2015 và Hiệp định thương mại biên giới giữa hai chính phủ ký ngày 27/6/2015; ưu tiên việc kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối về thể chế, hạ tầng giao thông, năng lượng và du lịch...

Các thỏa thuận hợp tác này cùng với thỏa thuận dự án cao tốc Vientiane-Hà Nội có ý nghĩa hết sức quan trọng, mang lại lợi ích chính trị, kinh tế, xã hội, phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của hai nước, đặc biệt là tiềm năng về vị trí trung tâm trên đất liền của Lào và tiềm năng biển của Việt Nam.

Trao đổi thương mại giữ một vị trí quan trọng trong quan hệ song phương và có xu thế tăng liên tục trong nhiều năm gần đây, từ 422 triệu USD năm 2008 lên 1,12 tỷ USD năm 2015. Năm ngoái, kim ngạch thương mại hai nước đạt 801 triệu USD, trong đó nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt 342 triệu USD và xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào đạt 459 triệu USD.

Hai nước đang phấn đấu nâng chỉ số này tăng thêm 10% trong năm nay. Trong lĩnh vực đầu tư, tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Lào với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3,7 tỷ USD trên 408 dự án được cấp phép.

Nhiều dự án đầu tư có hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của hai nước, tạo nhiều công ăn việc làm, giúp nâng cao đời sống của người dân Lào và được phía Lào đánh giá cao.

Hợp tác giáo dục-đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn là lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ hợp tác Việt-Lào. Hai nước đã xây dựng và triển khai “Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020,” coi đây là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực hai nước, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. (Ảnh: TTXVN)

Trong năm học 2015-16, Việt Nam tiếp tục dành cho Lào 1.000 suất học bổng và Lào dành cho Việt Nam 60 suất học bổng. Hiện nay có hơn 14.000 cán bộ, sinh viên Lào học tập tại Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng có gần 300 cán bộ, sinh viên đang theo học tại Lào...

Đánh giá về hợp tác giữa Việt Nam-Lào trong 55 năm qua, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith cho biết ông rất hài lòng với sự hợp tác giữa hai nước ở cả lĩnh vực hợp tác song phương cũng như trên trường quốc tế, đồng thời bày tỏ tin tưởng trong tương lai, hai nước Lào và Việt Nam anh em sẽ tiếp tục cùng tiến lên phía trước, không để bất cứ điều gì có thể cản trở, phá hỏng mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Nguyên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone nhấn mạnh: “Tôi cho rằng tình đoàn kết thủy chung son sắc giữa hai nước là yếu tố quyết định sự thành công của hai nước Lào và Việt Nam, trong hoàn cảnh nào, hai nước Lào-Việt Nam chúng ta cũng luôn phải sát cánh bên nhau, bởi vận mệnh của hai nước là không thể tách rời.”

Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức  Lào vào cuối tháng 11/2016 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các nhà lãnh đạo Lào cũng thống nhất nhận thức và khẳng định, mối quan hệ đoàn kết gắn bó đặc biệt Việt Nam-Lào là tài sản vô giá, là quy luật sống còn, là nhân tố không thể thiếu đối với thắng lợi của hai đảng và nhân dân hai nước trong cuộc đấu tranh giành, giữ và bảo vệ nền độc lập, tự do trước đây cũng như công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Trong bối cảnh thế giới đang diễn biến phức tạp, mỗi nước cũng đang trong giai đoạn quan trọng của sự phát triển, dù ở hoàn cảnh cảnh nào, hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước cũng trước sau như một, quyết tâm gìn giữ mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, đưa quan hệ ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng, hiệu quả.

Nhìn lại chặng đường lịch sử hào hùng 55 năm qua, đặc biệt qua 40 năm thực hiện Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, nhân dân Việt Nam và Lào có thể hoàn toàn tự hào về mối quan hệ thủy chung trong sáng, đoàn kết đặc biệt và hiếm có giữa hai dân tộc anh em.

Với những gì đã có trong quá khứ cùng với sự quyết tâm và nỗ lực của lãnh đạo và người dân hai nước,  quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Lào chắc chắn sẽ có những bước phát triển mới, năng động, hiệu quả, thiết thực, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước là xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và xây dựng thành công nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Theo TTXVN

2/.Kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ

               

(Thanhuytphcm.vn) - Tối 24/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM phối hợp Hội Hữu nghị Việt - Mỹ TPHCM tổ chức kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ (11/7/1995 - 11/7/2020). Đến dự có Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TPHCM Vương Đức Hoàng Quân; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Mỹ TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Phượng; Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM Marie C. Damour.

Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Mỹ TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Phượng cho biết: kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ, hai nước đã xây dựng mối quan hệ đối tác và tình bạn được thiết lập dựa trên lợi ích chung, sự tôn trọng lẫn nhau và mối quan hệ ngoại giao giữa nhân dân hai nước. Các tương tác hàng ngày của hai nước được nhấn mạnh bằng cách gia tăng các mối quan hệ thương mại và đầu tư, hợp tác chiến lược và hợp tác về các vấn đề nhân đạo và di sản chiến tranh…  “Đêm nay chúng ta cùng mừng ngày kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ bằng một di sản văn hóa và tinh thần vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đó là Truyện Kiều.”- Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Mỹ TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Phượng bày tỏ.

Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị TPHCM Vương Đức Hoàng Quân trao Bằng khen cho 1 tập thể và 1 cá nhân.

Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM Marie C. Damour cho biết: Trong 25 năm qua, Hoa Kỳ và Việt Nam cùng Nhân dân hai nước đã có những bước tiến dài trong công cuộc hàn gắn vết thương trong quá khứ, để cùng nhau phát triển và xây dựng mối quan hệ đối tác hữu nghị dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

Bên cạnh đó, đã và đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực: an ninh, thương mại, kinh tế, ngoại giao nhân dân, y tế, môi trường, giáo dục và năng lượng. “Những kết nối này không chỉ củng cố sự thịnh vượng và hoà bình, mà còn thể hiện sự cam kết về một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.”- Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM Marie C. Damour nhấn mạnh.

Tiết mục trong Ballet Kiều.

Dịp này, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP tặng hoa chúc mừng kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ; Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam tặng Bằng khen cho 1 tập thể và 1 cá nhân; Liên hiệp các tổ hữu nghị TPHCM tặng Giấy khen cho 4 cá nhân có những đóng góp tích cực trong các hoạt động của Hội Hữu nghị Việt – Mỹ TPHCM.

Sau khi lễ kỷ niệm, các đại biểu xem chương trình Ballet Kiều được chuyển thể từ thơ Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, một kiệt tác văn học cổ điển của Việt Nam do Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP thực hiện. Ballet Kiều gồm 15 cảnh với những sắc thái tâm lý khác nhau, sự tiếp nối và tương phản từ các bức tranh tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn và bất ngờ qua từng khoảnh khắc...

       Theo hcmcpv.org.vn / bài viết của Long Hồ

Thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giớiCập nhật lúc 17:58, Thứ năm, 12/12/2019 (GMT+7)    Kích cỡ font chữ   (ĐCSVN) – Trong hơn 5 năm qua, bên cạnh việc góp phần vào công cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới.Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài phát biểu tại phiên khai mạc (Ảnh: KL) 

Đó là khẳng định của Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Bùi Thanh Sơn tại phiên khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ IV về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài diễn ra vào sáng 12/12, tại Hà Nội.

Hội nghị do Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tổ chức nhằm đánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2014-2019; đồng thời là dịp các bên chia sẻ những ưu tiên và nhu cầu của Việt Nam trong hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các đối tác phát triển giai đoạn 2020-2025, những bài học kinh nghiệm trong quá trình hợp tác.

Phát biểu tại phiên khai mạc, thay mặt Ủy ban công tác về phi chính phủ nước ngoài, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ cảm ơn, đánh giá cao những đóng góp và tình cảm tốt đẹp, tình đoàn kết, hữu nghị mà các tổ chức này dành cho nhân dân Việt Nam trong những năm qua.

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII và chuẩn bị hướng tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Tình hình thế giới và khu vực có nhiều bất ổn, biến động nhanh, phức tạp, khó lường. Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu giảm tốc. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt. Chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy, dân tộc, chính trị cường quyền tác động mạnh đến quan hệ quốc tế. Các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, hòa bình và hợp tác phát triển vẫn là xu thế lớn, các nước vẫn có nhu cầu đối thoại, hợp tác để xử lý những thách thức đặt ra với khu vực và toàn cầu, giải quyết các khác biệt, bất đồng; chủ nghĩa đa phương và các liên kết kinh tế vẫn được thúc đẩy mạnh mẽ.

Trong bối cảnh đó, hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã ghi nhận những thành tựu đáng khích lệ. Hơn 5 năm qua, bên cạnh việc góp phần vào công cuộc giảm nghèo và phát triển bền vững tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới.

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết: Hội nghị quốc tế lần thứ IV về hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được tổ chức nhằm đánh giá một cách toàn diện kết quả hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài sau 6 năm kể từ Hội nghị lần thứ III năm 2013. Các bên sẽ cùng nhau trao đổi cởi mở để rút ra các bài học kinh nghiệm về quan hệ hợp tác giữa các bên, chia sẻ thông tin về nhu cầu và ưu tiên, phương hướng tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong những năm tới.

Để Hội nghị thu được những kết quả thực chất, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị các đại biểu trao đổi, thảo luận và chia sẻ những cách làm hiệu quả, sáng tạo, thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các bên; đóng góp những khuyến nghị cụ thể về cơ chế chính sách tạo ra bước đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, đưa quan hệ này sang một giai đoạn phát triển mới, hướng tới thực hiện thành công Chương trình quốc gia về tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2019-2025, hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững. Đây cũng là dịp gặp gỡ, kết nối, phát triển quan hệ đối tác của các tổ chức và địa phương Việt Nam.

 Gần 800 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự Hội nghị (Ảnh: KL)

Đánh giá về những đóng góp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga nêu rõ, những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội những năm qua, có phần đóng góp có ý nghĩa lớn của sự hỗ trợ tốt đẹp từ bạn bè trên khắp thế giới, trong đó có các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài là một lĩnh vực rất quan trọng trong quan hệ đối ngoại nói chung và hoạt động đối ngoại nhân dân nói riêng của Việt Nam. Cùng với giá trị viện trợ và hiệu quả thiết thực của các chương trình, dự án, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đem đến cho Việt Nam những kinh nghiệm quý báu về quản trị, đào tạo nguồn nhân lực, và góp phần mở rộng quan hệ hợp tác, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với bè bạn khắp năm châu.

Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga bày tỏ mong muốn, sẽ tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các đối tác phát triển đối với công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của Việt Nam.

Hội nghị quốc tế lần thứ IV về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài diễn ra trong hai ngày 12 và 13/12/2019 với 6 Hội thảo chuyên đề thảo luận về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong các lĩnh vực ưu tiên: Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; Y tế; Hợp tác giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vì phát triển bền vững; Giải quyết các vấn đề xã hội và khắc phục hậu quả chiến tranh; Môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp; Giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội./.

Khánh Lan

Chủ tịch Hồ Chí Minh - người vun đắp tình hữu nghị Việt Nam với thế giớiQĐND - Ngay từ những ngày đầu giành lại độc lập cho dân tộc và đến mãi sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu tấm gương sáng trong việc vun đắp tình hữu nghị của Việt Nam với chính phủ, nhân dân các nước trên thế giới. Dưới đây là những câu chuyện về tình hữu nghị ấy...

QĐND - Ngay từ những ngày đầu giành lại độc lập cho dân tộc và đến mãi sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu tấm gương sáng trong việc vun đắp tình hữu nghị của Việt Nam với chính phủ, nhân dân các nước trên thế giới. Dưới đây là những câu chuyện về tình hữu nghị ấy.

Bức tranh thêu tặng Đại tá Xtê-phen L.Noóc-ling-giơ

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 116 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 13-5-2006, bà Giên Coi-lơ, cháu dâu của Đại tá Xtê-phen L.Noóc-ling-giơ, đã trao tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh bức tranh thêu tùng hạc, một kỷ vật quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Đại tá Xtê-phen L.Noóc-ling-giơ tháng 10-1945.

66 năm trước, Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, cũng là lúc nước ta chớp thời cơ, giành được độc lập. Đội quân G5, đơn vị cứu tế xã hội của Hoa Kỳ đối với quân Đồng minh do Đại tá L.Noóc-ling-giơ đứng đầu đến Hà Nội, với sứ mệnh nhân đạo là giải phóng tù binh đang bị Nhật giam giữ, đồng thời chăm sóc, hỗ trợ thuốc men, lương thực cho những số phận bất hạnh đến từ các nước khác nhau. Đoàn cứu tế xã hội Hoa Kỳ đến Hà Nội đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam quan tâm, giúp đỡ.

Bác Hồ với thiếu nhi quốc tế tại Mát-xcơ-va năm 1955. Ảnh tư liệu

Đầu tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Đại tá L.Noóc-ling-giơ để bàn việc giúp đỡ, vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc. Sự kiện này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh thông báo trong phiên họp Hội đồng Chính phủ, ngày 9-10-1945.

Bức tranh dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân, trên nền vải thô màu vàng nhạt, những đường thêu đã làm hình ảnh chim hạc đậu trên cây tùng hiện lên sinh động, cùng lời chúc tốt đẹp nhất của Hồ Chí Minh: “Best greetings from Ho Chi Minh, Oct. 1945” (Những lời chúc tốt đẹp nhất của Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 1945). Đường bo bằng vải xa-tanh màu đỏ nâu càng tôn thêm vẻ đẹp tinh tế của tặng vật.

Sinh thời, Đại tá L.Noóc-ling-giơ treo bức tranh này ở nơi trang trọng nhất trong nhà riêng của ông, tại Niu Y-oóc. Trải qua hơn 60 năm, bức tranh được gia đình Đại tá L.Noóc-ling-giơ gìn giữ, rồi vượt hàng nghìn cây số, từ nước Mỹ bên kia bán cầu, trở về Việt Nam, với một thông điệp hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với gia đình Rây-mông Ô-brắc

Năm 1946, sau cuộc đàm phán với Pháp không kết quả, nhận lời mời của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sang thăm Pháp với danh nghĩa Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 9-1946.

Ngày 27-7-1946, Việt kiều ở Pháp đã tổ chức một cuộc chiêu đãi tại Vườn Hồng Ba-ga-ten ở Pa-ri để chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Rây-mông Ô-brắc có mặt trong buổi chiêu đãi. Sau đó, ông mời Bác về ở nhà mình, ở ngoại ô Pa-ri.

Bác đến ở nhà ông Rây-mông Ô-brắc 6 tuần, từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 9-1946. Trong thời gian ở cùng gia đình, lúc đầu bà Ô-brắc và mẹ bà nấu cho Bác ăn. Sau này, thấy bận và Bác có nhiều khách, nên anh em đã cử ông Ty, một Việt kiều yêu nước đến nấu ăn cho Bác. Ông Ty có một cửa hàng ăn nhưng ông đã đóng cửa, đến phục vụ Bác. Mỗi buổi sáng, người nhà ông Ô-brắc mang đến cho Bác sách báo tiếng Pháp và báo chí tiếng Anh, Đức, Nga… Bác thường đọc báo ngay trên thảm cỏ. Hằng ngày Bác cũng tiếp khách ở ngoài vườn. Chính phủ Pháp dành cho Bác một tầng trong một ngôi nhà lớn ở gần Khải hoàn môn, nhưng Bác thường không vào Pa-ri tiếp khách, mà mời về nhà ông Ô-brắc.

Ông Ô-brắc kể lại rằng, cuối tháng 7, nhân ngày sinh của ông, Bác đã tặng ông một bức tranh của họa sĩ Vũ Cao Đàm, một trí thức Việt kiều yêu nước. Bức tranh tả một bà mẹ mới sinh con, đang vươn cánh tay dài với những ngón tay mảnh dẻ vuốt đầu cháu bé. Ít lâu sau, bà Ô-brắc sinh cháu Ê-li-da-bét. Bác đã đến nhà hộ sinh thăm, tặng hoa và nhận là người đỡ đầu. Người gọi Ê-li-da-bét là Ba-bét. Gia đình ông Ô-brắc vô cùng vui sướng và hạnh phúc. Vào những dịp sinh nhật Ba-bét, Người thường gửi thư và quà tới ông bà Ô-brắc và con gái đỡ đầu của mình. Quà của Bác là quả cầu nhỏ hay một con trâu bằng ngà, có khi là một bức ảnh chân dung của Người, hoặc một đồng tiền vàng có mang hình Bác và đặc biệt là tấm lụa vàng để Ba-bét may áo cưới.

Ba-bét sau này là giáo viên và có ba người con. Những món quà của Bác Hồ tặng, Ba-bét vẫn giữ gìn như những kỷ vật. Ba-bét đã nói với chồng và các con: “Chúng ta đang sống lại một kỷ niệm đẹp đẽ nhất trong đời mà Bác Hồ đã dành cho chúng ta”.

Sau năm 1946, ông Ô-brắc đã gặp Bác hai lần. Một lần vào năm 1955, ở Bắc Kinh, khi Bác đang thăm Trung Quốc. Bác đã mời ông ăn sáng và mời sang Hà Nội, gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng, để giúp giải quyết vấn đề buôn bán giữa Việt Nam và Pháp. Ông đi xe lửa từ Bắc Kinh đến Lạng Sơn, sau đó đi xe Jeep đến Hà Nội. Ông ở Việt Nam khoảng nửa tháng, đi thăm Hà Nội và Vịnh Hạ Long. Lần thứ hai, năm 1967, ông cùng Viện trưởng Viện Pa-xtơ H.Ma-cô-vích sang để trao đổi về tình hình Việt Nam. Bác cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp ông tại Nhà sàn, Hà Nội. Sau 12 năm xa cách, ông được gặp Bác. Đây cũng là lần cuối cùng.

Ông Ô-brắc đã viết cuốn sách “Où s' attarde la mémoire” (Những gì để nhớ), xuất bản năm 1946, trong đó kể lại những kỷ niệm gắn bó với cuộc đời của ông. Bác Hồ và Việt Nam đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng vợ chồng Rây-mông Ô-brắc. Ông bà đã trở thành những người bạn thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam.

Bác Hồ với Thủ tướng Ấn Độ Nê-ru

Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Ấn Độ lần thứ hai. Trong cuộc mít-tinh có hàng vạn người dự tại Thủ đô Niu Đê-li, các bạn Ấn Độ làm sẵn một cái ghế cho Bác Hồ ngồi trên bục danh dự. Chiếc ghế trông như một cái ngai vàng, rất lớn. Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ ngày ấy là J.Nê-ru thì chỉ ngồi một chiếc ghế bình thường như mọi người khác. Khi Thủ tướng Nê-ru mời Bác Hồ ngồi vào chiếc ghế đó, Bác dứt khoát từ chối. Thấy vậy, Thủ tướng Nê-ru nói: “Ngài là khách danh dự của chúng tôi, việc ngài ngồi lên chiếc ghế này chính là niềm vinh dự của chúng tôi”. Chứng kiến điều này, hàng vạn người dự mít-tinh phía dưới quảng trường đứng cả lên xem. Hai vị lãnh tụ của hai nước cứ nhường nhau, chẳng ai chịu ngồi lên chiếc ghế lớn ấy. Cuối cùng, Thủ tướng Nê-ru đành gọi người cho chuyển chiếc ghế đi, thay bằng một chiếc ghế khác giản dị hơn. Thấy vậy, hàng vạn người dân Ấn Độ dưới quảng trường rất cảm kích vỗ tay vang dội và hô rất to: “Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”. Chuyện này được người Ấn Độ sau đó kể lại rất nhiều, trở thành một huyền thoại của họ về Bác Hồ.

Trong chuyến thăm này, tại một bữa tiệc do Thủ tướng Nê-ru chiêu đãi Bác Hồ có món thịt gà địa phương rất nổi tiếng. Người Ấn Độ khi ăn cơm không dùng thìa, dĩa mà dùng 5 ngón tay để bốc thức ăn. Cả Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ cũng muốn dùng tay bốc thức ăn. Nhưng tại bữa tiệc quốc tế người ta phải dùng dao, thìa, dĩa cho lịch sự. Khi món thịt gà được đưa ra, các quan khách Ấn Độ có vẻ không quen dùng dao, dĩa. Bác Hồ rất tinh ý, Người nói với Thủ tướng Nê-ru: “Thịt gà phải ăn bằng tay thì mới ngon chứ còn ăn bằng thìa dĩa thì khác nào nói chuyện với người yêu lại phải qua ông phiên dịch”. Nghe Bác Hồ nói vậy, cả bàn tiệc cười vang làm cho không khí bữa tiệc hôm đó rất vui vẻ và thân mật.

Bác Hồ với ba người con đỡ đầu

Sinh thời, Bác Hồ luôn luôn dành sự quan tâm và tình cảm yêu thương nhất cho các cháu thiếu nhi trong và ngoài nước, bởi đó là những chủ nhân tương lai của nước nhà và nhân loại. Tình cảm và sự quan tâm chăm sóc của Bác dành cho thiếu nhi trong nước và quốc tế thể hiện ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau, trong đó có cả tình cảm mà Bác Hồ đã dành cho những người con đỡ đầu của mình.

Ngoài Ba-bét, người con đỡ đầu đầu tiên, Bác Hồ còn có hai người con khác, một là người Đức, người thứ hai là người Nga. Kơ-nớt Vôn-gang Oan-thơ Hát-man ở miền nam nước Đức có ngày sinh trùng với ngày sinh của Người: 19- 5-1951. Chính vì sự trùng hợp ngẫu nhiên này mà ông bà Oan-thơ Hát-man, cha mẹ của Kơ-nớt, đã gửi thư tới Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ cảm tình ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam và xin Người nhận Kơ-nớt Vôn-gang Oan-thơ Hát-man làm con đỡ đầu.

Tại Việt Bắc, mặc dù bộn bề công việc để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Pháp và kiến thiết đất nước, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian viết thư trả lời ông bà Hát-man. 5 tháng sau ngày gửi thư, ông bà Hát-man đã nhận được thư trả lời của Người. Bức thư được đánh máy trên giấy với nội dung: “Tôi thân ái mừng bà và ông vừa có cháu trai là Kơ-nớt Vôn-gang Oan-thơ Hát-man. Tôi cảm ơn bà và ông đã gửi thư và ảnh cho tôi. Và tôi rất vui lòng nhận cháu làm con đỡ đầu. Tôi gửi biếu cháu một bức ảnh nhỏ và một đồng Việt Nam để làm kỷ niệm. Tôi chắc rằng ở trong nước Đức dân chủ nhân dân và dưới sự chăm sóc của Chủ tịch W.Pi-ếch và của Đảng, bà và ông sẽ nuôi dạy cháu mau lớn, vui vẻ, mạnh khỏe, mai sau cháu sẽ thành một chiến sĩ tốt trong sự nghiệp phát triển nước Đức xã hội chủ nghĩa, gắn chặt tình thân thiện giữa hai dân tộc Đức - Việt và giữ gìn dân chủ cùng hòa bình thế giới. Tôi gửi bà và ông lời chào thân ái, và gửi cháu nhiều cái hôn. Việt Nam 15-9-1951, Hồ Chí Minh”.

Nhận được thư của Bác, gia đình ông Hát-man vô cùng xúc động, bởi tình cảm và sự quan tâm mà Người đã dành cho gia đình ông. Vào dịp Kơ-nớt Vôn-gang Oan-thơ Hát-man tròn 3 tuổi, Bác gửi tặng gia đình ông Hát-man một bức ảnh Người. Bức ảnh Người chụp chung với một bé gái, phía sau Bác viết: “Thân ái gửi con đỡ đầu yêu quíýKơ-nớt Vôn-gang W.Hát-man. Việt Nam, 19-5-1954 - Hồ Chí Minh”.

Gia đình ông Hát-man rất trân trọng những tình cảm của Bác Hồ dành cho họ. Các bức ảnh chụp chung trong dịp Người sang thăm Cộng hòa dân chủ Đức được lưu giữ như những kỷ vật, dù thời gian trôi qua đã nhiều năm. Còn với người con đỡ đầu của Bác, dù lúc còn học ở trường, khi tham gia quân đội hay là cán bộ kỹ thuật làm việc tại một xí nghiệp lai bò giống, Kơ-nớt đều mang theo bên mình một trong những tấm ảnh chụp chung với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Còn cô bé người Nga, I-ri-na Đi-mi-tơ-ri-ép-na Đê-ni-a, được Bác Hồ nhận làm con đỡ đầu trong trường hợp khác.

I-ri-na Đi-mi-tơ-ri-ép-na Đê-ni-a sinh vào mùa xuân năm 1958, là con của nhà báo Đi-mi-tơ-ri Gơ-ri-gô-rê-vích và vợ là bác sĩ An-na Xta-xi-a Va-xi-lép-na, ở thành phố Giu-cốp-xki, ngoại ô Mát-xcơ-va. Mặc dù chưa một lần được gặp hay nói chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng với tấm lòng kính yêu Bác, nên khi sinh con gái, họ đã viết thư gửi Người. Bức thư viết: “Chúng cháu được biết, tình yêu của Người đối với trẻ em và của trẻ em đối với Người vô cùng sâu sắc. Theo phong tục Nga cổ truyền, một phong tục tốt đẹp ở nước Nga, chúng cháu chân thành đề nghị Người làm cha đỡ đầu của đứa con nhỏ của chúng cháu - con gái tên là I-ri-sơ-ca”.

Không lâu sau ngày gửi thư, gia đình đã nhận được thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác viết: “Cô An-na Xta-xi-a Va-xi-lép-na và chú Đi-mi-tơ-ri Gơ-ri-gô-rê-vích thân mến! Tôi đã nhận được thư của cô chú và chân thành cảm ơn cô chú đã mời tôi làm cha đỡ đầu cho con gái của cô chú. Tôi mong rằng, sự nhận lời của tôi sẽ thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết anh em giữa hai dân tộc Việt Nam và Liên Xô. Hôn con gái đỡ đầu bé nhỏ của tôi và chúc cháu được mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc cô chú đạt nhiều thành tích trong công tác, trong cuộc sống. Chào thân ái, Hồ Chí Minh”.

Cùng với lá thư, còn có một bức ảnh chân dung của Người, trên đó viết dòng chữ Nga: “Hôn con I-ri-sơ-ca, chúc con mạnh khoẻ và hạnh phúc! Cha nuôi Hồ”.

Nguyễn Nhất Nam sưu tầm và biên soạn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu cho dưới: Ngày mai mình sẽ dậy sớm tập thể dục, ngày mai mình sẽ học tiếng Anh,…ngày mai và ngày mai nhưng không biết là ngày mai nào. Đấy là “căn bệnh” khó chữa của nhiều người trẻ hiện nay. Trao đổi vấn đề này, anh Lê Đình Hiếu (tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại Học California, Los Angeles UCLA; Forbes Under 30 năm 2016) cho rằng với cá nhân từng người trẻ Việt Nam trong thời kì 4.0, “căn bệnh” này thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của các bạn. “Vì sao? Vì thời đại mà các bạn đang sống là thời đại của sự năng động, cập nhật liên tục, nên nếu chậm tay thì cơ hội sẽ vụt mất ngay (…), anh Hiếu chỉ ra. Theo anh Hiếu sinh viên Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện hóa ý tưởng của các bạn, tuy nhiên cái cách mà các bạn triển khai ý tưởng lại khiến người ta lo lắng. (…) Anh Hiếu cũng cho rằng để chữa bất kỳ căn bệnh nào đều cần hai yếu tố là phương pháp tác động từ bên ngoài và ý chí tinh thần từ cá nhân bên trong. Xét về góc độ giáo dục, các bạn trẻ đang thiếu những kỹ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian,…việc không quản lí quỹ thời gian của mình đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến các bạn lúc nào cũng cảm giác mình không đủ thời gian thực hiện tất cả mọi việc trong một ngày mà cứ chần chừ ngày này qua ngày khác. (…) Nhưng về bản chất vẫn là ý chí và tinh thần của chính bản thân. (…)Nếu như không muốn tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá thì ngay từ bây giờ các bạn có sẵn sàng nghiêm túc với bản thân và thôi nuông chiều cảm xúc? Và hôm nay bạn đã làm hết được những điều mà ngày hôm qua mình hứa sẽ làm? (Lần lữa -“căn bệnh” khó chữa của người trẻ - Hoa Nữ) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính. Câu 2: Theo bài viết, nguyên nhân chủ yếu nào đã khiến giới trẻ nảy sinh “căn bệnh” lần lữa rất khó chữa? Câu 3: Vì sao Lê Đình Hiếu cho rằng việc chưa “sẵn sàng nghiêm túc với bản thân” và “nuông chiều cảm xúc” sẽ khiến giới trẻ “tự làm hại bản thân, tự tước bỏ những cơ hội quý giá”?

2 lượt xem
2 đáp án
8 giờ trước