Tìm hiểu về Lưỡng hà( Vị trí địa lý, kinh tế, chính trị.) Làm dài xíu, có dì cứ ghi hớt dô, ai đủ ý hơn thì mình chọn ctlhn

2 câu trả lời

 ve kinh te 

HẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI LƯỠNG HÀ QUA VIỆC TÌM HIỂU BỘ LUẬT HAMÔRABI Lưỡng Hà có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội. Phía Tây, qua eo biển Hồng Hải có một nền văn minh phát triển rực rỡ và sớm nhất Thế giới-đó là Ai Cập; phía Đông tiếp cận với hai nền văn minh lớn khác là Trung Quốc và Ấn Độ; phía Bắc, qua Địa Trung Hải, là một nền văn minh nổi tiếng với những chuyện Thần thoại - đó là Hylạp. Mặt khác, Lưỡng Hà còn nằm trên trục “Đường tơ lụa”- con đường giao lưu kinh tế giữa Đông và Tây, giữa châu Á, châu Âu và châu Phi. Với vị trí địa lý thuân lợi như vậy, ngay từ rất sớm Lưỡng Hà đã bước vào một xã hội văn minh, thịnh đạt trên tất cả các phương diện : kinh tế, văn hoá và xã hội. Chủ nhân đầu tiên của vùng đất Lưỡng Hà là người Xume, trải qua các thời kỳ Ac cát, vương triều III của vua Ua. Nhưng chỉ đến thời kỳ Babilon dưới sự trị vì của vua Hamôrabi thì Lưỡng Hà mới đạt được các thành tựu đáng kể và trở thành quốc gia nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ. Hamôrabi là vị vua thứ nhất thuộc vương triều thứ nhất của Babilon. Lãnh thổ của Hamôrabi ban đầu còn tương đối nhỏ, khi kinh tế chính trị phát triển tạo điều kiện cho Hamôrabi mở rộng cương vực lãnh thổ của mình. Hamôrabi lần lượt đánh bại cac thành bang xung quanh thống nhất được hầu hết Lưỡng Hà. Trên cơ sở đó ông xây dựng bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyển trung ương. Dưới thời vua Hamôrabi, Babilon ổn định về kinh tế chính trị,văn hoá cũng rất phát triển Như ta đã biết luật pháp là những quy định bắt buộc do nhà nước ban hành nhằm chế định những hành vi của con người nhằm ổn định đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, điều tiết các mối quan hệ xã hội. Luật pháp chỉ ra đời khi đất nước có nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định, các mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp, đòi hỏi luật pháp ra đời để điều tiết các mối quan hệ đó. Từ việc ổn định tình hình kinh tế, xã hội trong nước mới có thể tạo điều kiện giữ vững cương vực lãnh thổ của mình trước sự xâm nhập của các quốc gia khác Bất kỳ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển cũng cần có luật pháp, nó còn là thước đo mức độ phát triển củầnh nước đó( hay nói cách khác đó chính là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng) và tất nhiên Nhà nước Babilon cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vì vậy chúng ta có thể hiểu được những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của người Lưỡng Hà cổ thông qua bộ luật của nhà nước Babilon do Quốc vương Hamôrabi ban hành, và vì vậy nó mang tên Bộ luật Hamôrabi. Bộ luật Hamôrabi không phải là bộ luật cổ nhất của nhân loại, mà nó là một trong những bộ luật hoàn chỉnh nhất thời kỳ cổ đại. Ta đã biết từ thời đại trị vì của vua Ua (TK 22-21 TCN) Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật được cho là cổ nhất TG, phạm vi điều chỉnh của bộ luật này bao gồm các vấn đề : thừa kế tài sản; nuôi con nuôi, đia tô, bảo vệ vườn quả, trách nhiệm của người nuôi với vật nuôi, trừng phạt nô lệ. Đến TK 20 TCN nhà nước Etouna cũng ban hành bộ luật đề cập đến vấn đề hệ thống đo lường, giá cả, quan hệ nô lệ, vay nợ và lãi suất. Tuy nhiên, không bộ luật nào đầy đủ và hoàn chỉnh như bộ luật Hamôrabi. Bộ luật Hamôrabi được chia lảm 3 phần : - Phần mở đầu noí về sứ mạng thiêng liêng và uy quyền của nhà vua Hamôrabi và mục đích ban hành luật. - Phần 2 là nội dung chính của bộ luật, bao gồm 282 điều luật đề cập đến các vấn đề dân sự, hôn nhân, quyền sở hữu tài sản, thuê người làm, quyền lợi và nghĩa vụ của binh lính, chế độ ruộng đất và địa tô, chế độ nô lệ. - Phần kết nhắc lại uy quyền và công đức của Nhà vua và hiệu lực thi hành của bộ luật. Như vậy bộ luật Hamôrabi đã đề cập đến hầu hết các vấn đề kinh tế văn hoá, chính trị, xã hội của nhà nước Babilon, bao trùm lên tất cả các giai tầng xã hội từ quan lại đến thường dân, nô lệ; quy định rõ về quan hệ giới tính. Cho nên ta có thể tìm hiểu được tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Nhà nước Babilon qua bộ luật Hamôrabi. - Về kinh tế : Qua nội dung của các điều luật ta thấy rằng Bộ luật này tập trung điều chỉnh các mối quan hệ của nền kinh tế nông nghiệp đã phát triển ở trình độ tương đối cao, và nền kinh tế thương mại hàng hoá đã hình thành và phát triển rộng khắp. Trước hết ta thấy rằng vùng Lưỡng Hà được hai con sông Tigơrơ và Ơphrat hàng năm bồi đắp phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp bao gồm các ngành nghề chăn nuôi và trồng trọt. Như vậy, đất đai và các sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hoá và đã từng xảy ra không ít vụ tranh chấp. Vì thế những điều luật về quyền sở hữu, chuyển nhượng đất đai; về việc mua bán gia súc và các sp nông nghiệp; và có cả những điều luật nhằm chống lại tệ nạn ăn cắp gia súc như bò, lợn cừu . Điều này đã thể hiện rõ trong các điều khổan 8, 30, 36, 38 -66. Nội dung chính của các điều luật này nhằm khuyến khích sản xuất ( Cấm để đất hoang hoá ), chế độ cống nạp của nông dân khi canh tác trên đất công thổ

ve dia li

Lưỡng Hà bao gồm vùng đất nằm giữa sông Euphrates  sông Tigris, cả hai đều bắt nguồn từ dãy núi Taurus. Hai con sông được cấp nước bởi nhiều phụ lưu và toàn bộ hệ thống sông chảy qua một vùng núi rộng lớn. Các tuyến đường bộ ở Lưỡng Hà thường men theo Euphrates vì bờ sông Tigris thường dốc và trắc trở. Khu vực có khí hậu bán khô hạn với một sa mạc rộng lớn ở phía bắc và một khu vực 15.000 kilômét vuông (5.800 dặm vuông Anh) đầm lầy, đầm phá, bãi bùn và bờ lau sậy ở phía nam. Ở cực nam, Euphrates và Tigris hợp dòng và đổ vào Vịnh Ba Tư.

Môi trường khô hạn trải dài từ các khu vực phía bắc nhưng chưa chắc làm nông nghiệp dùng nước mưa cho đến ở phía nam dùng thủy lợi. Hệ thống tưới tiêu được hỗ trợ bởi mực nước cao và nước tuyết tan từ trên các đỉnh núi cao phía bắc dãy Zagros và từ Cao nguyên Armenia. Hệ thống thủy lợi đòi hỏi khả năng huy động lực lượng lao động lớn để xây dựng và bảo trì kênh rạch, dẫn đến sự phát triển của đô thị và hệ thống chính quyền tập trung ở thời kỳ sơ khai.

Nông nghiệp trong khu vực cũng được kết hợp với chăn thả du mục cừu và dê (và sau đó là lạc đà) từ thảo nguyên ven sông vào những tháng mùa hè khô ráo tới vùng rìa sa mạc vào mùa đông ẩm ướt. Khu vực này có ít đá xây dựng, kim loại quý và gỗ, vì vậy phải phụ thuộc vào buôn bán nông sản đường dài để trao đổi các mặt hàng này từ các khu vực xa xôi. Ở vùng đầm lầy ở phía nam, một nền văn hóa ngư nghiệp phức tạp đã tồn tại từ thời tiền sử, cũng đóng góp vào sự đa dạng văn hóa.

Khu vực thường xảy ra những sự đứt gãy văn hóa định kỳ vì một số lý do. Nhu cầu lao động theo thời gian đã dẫn đến sự gia tăng dân số, đẩy khả năng chịu đựng của hệ sinh thái tới giới hạn. Giai đoạn bất ổn khí hậu xảy ra có thể kéo theo sự sụp đổ của chính quyền trung ương và suy giảm dân số. Ngoài ra, những cuộc tấn công từ các bộ lạc trung du hoặc người du mục đã dẫn đến thương mại sụp đổ và các hệ thống thủy lợi bị bỏ bê. Cùng với đó, xu hướng trung tâm hóa của các thành bang khiến cho quyền lực của chính quyền trung ương trên toàn khu vực bị phân mảnh.[12] Những xu hướng này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay ở Iraq.

xin 5 sao and cau tra loi hay nhat 

Lưỡng Hà hay Mesopotamia (tiếng Hy Lạp cổ: Μεσοποταμία), là một khu vực lịch sử của Tây Á thuộc hệ thống châu thổ sông Tigris và Euphrates, nằm ở phía bắc vùng Lưỡi liềm Màu mỡ, ngày nay tương ứng với phần lớn Iraq, Kuwait, phía đông Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ và các vùng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và biên giới Iran-Iraq.

Bản đồ cho thấy phạm vi của Lưỡng Hà. Các khu vực được hiển thị là Washukanni, Nineveh, Hatra, Assur, Nuzi, Palmyra, Mari, Sippar, Babylon, Kish, Nippur, Isin, Lagash, Uruk, Charax Spasinu và Ur, từ Bắc xuống Nam.

Người Sumer và Akkad (bao gồm cả người Assyria và Babylon) đã thống trị Lưỡng Hà kể từ khi lịch sử được ghi lại (k. 3100 TCN) cho đến khi Babylon bị Đế quốc Achaemenes Ba Tư thôn tính vào năm 539 TCN. Khu vực bị Alexander Đại đế chinh phục vào năm 332 TCN, và trở thành một phần của Đế chế Seleukos của Hy Lạp sau khi ông qua đời.

Khoảng năm 150 TCN, Lưỡng Hà nằm dưới sự kiểm soát của Đế quốc Parthia. Lưỡng Hà trở thành chiến trường giữa người La Mã và Parthia, với phần phía tây bị người La Mã chiếm đóng. Vào năm 226 CN, phía đông Lưỡng Hà rơi vào tay đế chế Sassan Ba Tư. Lưỡng Hà bị chia cắt giữa La Mã (Byzantine từ năm 395 CN) và Sassan cho đến các cuộc xâm lược Hồi giáo ở thế kỷ thứ 7. Một số quốc gia Lưỡng Hà bản địa mới chủ yếu là người Assyria và Kitô giáo tồn tại từ giữa thế kỷ 1 TCN đến thế kỷ thứ 3 CN, bao gồm Adiabene, Osroene và Hatra.

Kinh tế:

Lưỡng Hà là nơi đầu tiên xuất hiện Cách mạng đồ đá mới từ khoảng 10.000 năm TCN. Khu vực này được xem là đã "truyền cảm hứng cho một số bước phát triển quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, bao gồm việc phát minh ra bánh xe, trồng trọt những giống ngũ cốc đầu tiên, cùng với sự ra đời của chữ viết, toán học, thiên văn học, và nền nông nghiệp".

Thuật ngữ tiếng Aram biritum/birit narim tương ứng để chỉ khái niệm địa lý tương tự. Sau đó, thuật ngữ Mesopotamia thường được áp dụng cho tất cả các vùng đất giữa Euphrates và Tigris, bao gồm không chỉ Syria mà còn gần như toàn bộ Iraq và đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Các thảo nguyên lân cận ở phía tây Euphrates và phía tây của dãy núi Zagros cũng thường được gộp vào trong thuật ngữ Lưỡng Hà nghĩa rộng.

Thường có sự phân biệt giữa Bắc/Thượng Lưỡng Hà và Nam/Hạ Lưỡng Hà. Thượng Lưỡng Hà, còn được gọi là Jazira, là khu vực giữa Euphrates và Tigris từ đầu nguồn xuống Baghdad. Hạ Lưỡng Hà là khu vực từ Baghdad đến Vịnh Ba Tư, bao gồm Kuwait và một phần của miền tây Iran.

Trong cách sử dụng hiện đại, thuật ngữ Lưỡng Hà/Lưỡng Hà bao gồm cả khía cạnh thời kỳ lịch sử. Nó thường được sử dụng để chỉ khu vực này cho đến khi các cuộc chinh phục Hồi giáo Ả Rập vào thế kỷ thứ 7 CN, từ đó tên để chỉ khu vực được thay bằng các tên tiếng Ả Rập như Syria, Jezirah và Iraq. Cũng có tranh cãi cho rằng những uyển ngữ này là những cái tên mang tính Âu châu trung tâm chủ nghĩa được gán cho khu vực ở thời kỳ phương Tây xâm lấn thế kỷ 19.

Vị trí địa lý :

Những phần đã biết của các nền văn hóa Lưỡng Hà, Babylon và Assyria từ các nguồn tài liệu

Lưỡng Hà bao gồm vùng đất nằm giữa sông Euphrates và sông Tigris, cả hai đều bắt nguồn từ dãy núi Taurus. Hai con sông được cấp nước bởi nhiều phụ lưu và toàn bộ hệ thống sông chảy qua một vùng núi rộng lớn. Các tuyến đường bộ ở Lưỡng Hà thường men theo Euphrates vì bờ sông Tigris thường dốc và trắc trở. Khu vực có khí hậu bán khô hạn với một sa mạc rộng lớn ở phía bắc và một khu vực 15.000 kilômét vuông (5.800 dặm vuông Anh) đầm lầy, đầm phá, bãi bùn và bờ lau sậy ở phía nam. Ở cực nam, Euphrates và Tigris hợp dòng và đổ vào Vịnh Ba Tư.

Môi trường khô hạn trải dài từ các khu vực phía bắc nhưng chưa chắc làm nông nghiệp dùng nước mưa cho đến ở phía nam dùng thủy lợi. Hệ thống tưới tiêu được hỗ trợ bởi mực nước cao và nước tuyết tan từ trên các đỉnh núi cao phía bắc dãy Zagros và từ Cao nguyên Armenia. Hệ thống thủy lợi đòi hỏi khả năng huy động lực lượng lao động lớn để xây dựng và bảo trì kênh rạch, dẫn đến sự phát triển của đô thị và hệ thống chính quyền tập trung ở thời kỳ sơ khai.

Nông nghiệp trong khu vực cũng được kết hợp với chăn thả du mục cừu và dê (và sau đó là lạc đà) từ thảo nguyên ven sông vào những tháng mùa hè khô ráo tới vùng rìa sa mạc vào mùa đông ẩm ướt. Khu vực này có ít đá xây dựng, kim loại quý và gỗ, vì vậy phải phụ thuộc vào buôn bán nông sản đường dài để trao đổi các mặt hàng này từ các khu vực xa xôi. Ở vùng đầm lầy ở phía nam, một nền văn hóa ngư nghiệp phức tạp đã tồn tại từ thời tiền sử, cũng đóng góp vào sự đa dạng văn hóa.

Khu vực thường xảy ra những sự đứt gãy văn hóa định kỳ vì một số lý do. Nhu cầu lao động theo thời gian đã dẫn đến sự gia tăng dân số, đẩy khả năng chịu đựng của hệ sinh thái tới giới hạn. Giai đoạn bất ổn khí hậu xảy ra có thể kéo theo sự sụp đổ của chính quyền trung ương và suy giảm dân số. Ngoài ra, những cuộc tấn công từ các bộ lạc trung du hoặc người du mục đã dẫn đến thương mại sụp đổ và các hệ thống thủy lợi bị bỏ bê. Cùng với đó, xu hướng trung tâm hóa của các thành bang khiến cho quyền lực của chính quyền trung ương trên toàn khu vực bị phân mảnh. Những xu hướng này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay ở Iraq.

Cho mình xin bình chọn đi !!!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm