Tìm hiểu về Ai Cập( Vị trí địa lý, kinh tế, chính trị.) Làm kĩ dùm mình, hum biếc làm thì đừng có spam hay làm cho có mợt lứm
2 câu trả lời
Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nin thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Nó là một trong sáu nền văn minh phát sinh một cách độc lập trên thế giới và là một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trên thế giới trong gần 3000 năm. Thời kỳ này đã tạo ra một nền văn hóa vô cùng phong phú và rực rỡ, để lại nhiều “kho báu” cho loài người khám phá. Trong khi nghệ thuật, kiến trúc và cách ướp xác của người Ai Cập từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học, giới khảo cổ thì nhiều người có lẽ vẫn chưa biết đến và hiểu sâu về điều kiện hình thành và phát triển của nền văn minh cổ đại này. qua bài viết này chúng tôi Luật Quang Huy sẽ đi sâu phân tích vấn đề: “Phân tích điều kiện hình thành và phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại”
Về mặt địa hình Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín. Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi có vị trí địa lý phía Bắc giáp Địa Trung Hải, phía Đông giáp biển Hồng Hải, phía Nam giáp Nubi, nơi giáp giới ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại, phía Tây giáp Cộng hòa Li Bi và Sa mạc Sahara. Cũng chính vì thế nên nền văn minh Ai Cập là nền văn minh phát triển riêng biệt, độc lập, có bản sắc riêng và phát triển liên tục qua các triều đại.
Ai Cập nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt nên có vị trí địa – chính trị quan trọng. Ai Cập là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu. Tại đây, 3 châu lục hoà nhập quanh một biển trung gian Địa Trung Hải – nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
Trong thời cổ đại, Ai Cập chia thành hai miền rõ rệt: phía Nam là thượng Ai Cập – một dải lưu vực hẹp, thuận lợi cho nền kinh tế chăn nuôi đại gia súc; phía Bắc là hạ Ai Cập – đồng bằng hình tam giác phì nhiêu, màu mỡ do phù sa của sông Nin bồi đắp, dễ giao lưu buôn bán với Châu Á và Tây Âu.
Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin, sông Nin bắt nguồn từ vùng xích đạo của Châu Phi, phần chảy qua Ai Cập khoảng 700km. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp rộng khoảng 15-25km, ở phía Bắc có nơi rộng đến 50km. Hạ nguồn sông Nin chia thành 7 nhánh khác nhau. Hằng năm từ tháng 6-11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa phong phú bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Do đó, nền kinh tế nơi đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới và dọc sông Nin là nơi dân cư tập trung chủ yếu, là cơ sở cho sự ra đời của nhà nước.
Nhà sử học Hêrôđôp đã nói rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũng Nin cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và việc điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội và văn hóa, góp phần quy định hình thức chính thể nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.
Ai Cập có số ngày mưa rất ít, quanh năm trời nắng, bầu trời luôn trong xanh, độ ẩm không khí thấp. Tuy nhiên, cũng nhờ điều này mà người Ai Cập lại thuận lợi trong việc quan sát thiên văn và giữ gìn khá lâu những di sản của nền văn minh Ai Cập, cụ thể là bảo quản được loại giấy Papyrus.
Bên cạnh đó, Ai Cập còn có rất nhiều loại đá quý như đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá mã não…nguyên liệu cây dựng các công trình nghệ thuật (kim tự tháp,…); kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào.
Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên. Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội họa, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác,.. Do yêu cầu thống nhất việc quản lý công tác thuỷ lợi trên phạm vi ngày càng rộng lớn , cùng với nguyện vọng chấm dứt những cuộc tranh chấp lâu dài và tàn khốc nhằm thôn tính đất đai của nhau, nên dần dần các châu hợp thành một quốc gia thống nhất tương đối rông lớn. Các châu ở miền Bắc thống nhất thành vương quốc Hạ Ai Cập, còn các châu miền nam thống nhất thành vương quốc Thượng Ai Cập. Tổ chức nhà nước lúc bấy giờ còn sơ khai nhưng đã mang đặc điểm của một nhà nước chuyên chế. Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV TCN. Giai đoạn củng cố và phát triển nhà nước quân chủ tập quyền thống nhất của Ai Cập cổ đại từ khoảng 3200-30 TCN.
Thời kì Tảo vương quốc (khoảng 3200-3000 TCN): Vào thời kỳ này, người Ai Cập đã biết sử dụng công cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và súc vật để kéo cày. Người đứng đầu nhà nước là một ông vua chuyên chế gọi là Pharaon.
Thời kì Cổ vương quốc (khoảng 3000-2200 TCN): Thời kỳ này, bộ máy nhà nước Ai Cập cổ đại thực sự được hoàn thiện. Thời kỳ Cổ Vương quốc bao gồm tám vương triều, từ vương triều III đên vương triều X. Nhưng từ vương triều V, thế lực của chính quyền trung ương bắt đầu suy giảm, đến vương triều VII, nền thống nhất không duy trì được nữa.
Thời kì Trung vương quốc (khoảng 2200-1570 TCN): Ai Cập bước vào thời kỳ phân li và loạn lạc trong suốt 300 năm. Thời kỳ này gồm bảy vương triều, từ vương triều XI đến vương triều XI đến vương triều XII là thời kỳ ổn định nhất. Nhưng đến năm 1570 TCN, ở Ai Cập đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa của dân nghèo. Từ đó Ai Cập bị suy yếu. Năm 1710 trước công nguyên, các bộ lạc du mục người Hyksos đã xâm nhập vào lãnh thổ Ai Cập. Dần dần họ đã chiếm đóng tòan bộ đất đai và đặt nền thống trị của họ ở đây.
Thời kì Tân vương quốc (1570-khoảng 1100 TCN): Năm 1570 trứơc công nguyên, người Hyksos bị đuổi khỏi Ai Cập. Đất nước lại được thống nhất. Thời kỳ này gồm có ba vương triều. Các Pharaon thi hành chính sách vũ lực và không ngừng mở rộng lãnh thổ. Nhờ đó, Ai Cập trở thành một quốc gia rộng lớn hơn bao giờ hết. Về công cụ sản xuất, từ thời Trung Vương Quốc , đồng thau đã ra đời nhưng chất lượng còn kém và còn ít. Đến thời Tân Vương Quốc, đồng thau mới được sử dụng rộng rãi, đồng thời sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn rất hiếm. sau vương triều XVIII, Ai Cập ngày càng suy yếu.
Ai Cập từ thế kỉ X-I TCN: Đây là thời kỳ khủng hoảng, suy vong của nhà nước Ai Cập cổ đại. Từ thế kỷ X TCN, Ai Cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị. Đặc biệt, từ năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á. Năm 323 TCN, Ai Cập bị Alexandre ở Machedonia chinh phục. Sau khi đế quốc Machedonia tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptoleme. Đến năm 30 TCN, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
Ai Cập là quốc gia có lịch sử cổ đại sớm nhất, lâu dài nhất và liên tục. Lịch sử có thể coi là lịch sử nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, tạo nên các tác phẩm quy mô lớn, đồ sộ. Chịu ảnh hưởng của yếu tố chiến tranh, bao gồm cả chiến tranh xâm lược và bị xâm lược thế nên Ai Cập đã truyền bá văn minh của mình và tiếp thu, học tập nền văn minh khác.
Ai Cập cổ đại là khu vực rất đặc biệt với nền văn minh phát triển từ rất sớm và tồn tại trong thời gian khá lâu dài, là một đất nước rất vĩ đại, có một nền văn minh rất đáng tự hào, có vai trò quan trọng trong việc mở đường cho nền văn minh nhân loại.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Điều kiện hình thành và phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nin thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Nó là một trong sáu nền văn minh phát sinh một cách độc lập trên thế giới và là một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trên thế giới trong gần 3000 năm. Thời kỳ này đã tạo ra một nền văn hóa vô cùng phong phú và rực rỡ, để lại nhiều “kho báu” cho loài người khám phá. Trong khi nghệ thuật, kiến trúc và cách ướp xác của người Ai Cập từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học, giới khảo cổ thì nhiều người có lẽ vẫn chưa biết đến và hiểu sâu về điều kiện hình thành và phát triển của nền văn minh cổ đại này. qua bài viết này chúng tôi Luật Quang Huy sẽ đi sâu phân tích vấn đề: “Phân tích điều kiện hình thành và phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại”
Về mặt địa hình Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín. Ai Cập nằm ở Đông Bắc châu Phi có vị trí địa lý phía Bắc giáp Địa Trung Hải, phía Đông giáp biển Hồng Hải, phía Nam giáp Nubi, nơi giáp giới ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại, phía Tây giáp Cộng hòa Li Bi và Sa mạc Sahara. Cũng chính vì thế nên nền văn minh Ai Cập là nền văn minh phát triển riêng biệt, độc lập, có bản sắc riêng và phát triển liên tục qua các triều đại.
Ai Cập nằm ở một vị trí địa lý đặc biệt nên có vị trí địa – chính trị quan trọng. Ai Cập là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu. Tại đây, 3 châu lục hoà nhập quanh một biển trung gian Địa Trung Hải – nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3 đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.
Trong thời cổ đại, Ai Cập chia thành hai miền rõ rệt: phía Nam là thượng Ai Cập – một dải lưu vực hẹp, thuận lợi cho nền kinh tế chăn nuôi đại gia súc; phía Bắc là hạ Ai Cập – đồng bằng hình tam giác phì nhiêu, màu mỡ do phù sa của sông Nin bồi đắp, dễ giao lưu buôn bán với Châu Á và Tây Âu.
Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin, sông Nin bắt nguồn từ vùng xích đạo của Châu Phi, phần chảy qua Ai Cập khoảng 700km. Miền đất đai do sông Nin bồi đắp rộng khoảng 15-25km, ở phía Bắc có nơi rộng đến 50km. Hạ nguồn sông Nin chia thành 7 nhánh khác nhau. Hằng năm từ tháng 6-11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa phong phú bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Do đó, nền kinh tế nơi đây phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới và dọc sông Nin là nơi dân cư tập trung chủ yếu, là cơ sở cho sự ra đời của nhà nước.
Nhà sử học Hêrôđôp đã nói rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũng Nin cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và việc điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội và văn hóa, góp phần quy định hình thức chính thể nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.
Ai Cập có số ngày mưa rất ít, quanh năm trời nắng, bầu trời luôn trong xanh, độ ẩm không khí thấp. Tuy nhiên, cũng nhờ điều này mà người Ai Cập lại thuận lợi trong việc quan sát thiên văn và giữ gìn khá lâu những di sản của nền văn minh Ai Cập, cụ thể là bảo quản được loại giấy Papyrus.
Bên cạnh đó, Ai Cập còn có rất nhiều loại đá quý như đá vôi, đá badan, đá hoa cương, đá mã não…nguyên liệu cây dựng các công trình nghệ thuật (kim tự tháp,…); kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải đưa từ bên ngoài vào.
Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên. Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội họa, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác,.. Do yêu cầu thống nhất việc quản lý công tác thuỷ lợi trên phạm vi ngày càng rộng lớn , cùng với nguyện vọng chấm dứt những cuộc tranh chấp lâu dài và tàn khốc nhằm thôn tính đất đai của nhau, nên dần dần các châu hợp thành một quốc gia thống nhất tương đối rông lớn. Các châu ở miền Bắc thống nhất thành vương quốc Hạ Ai Cập, còn các châu miền nam thống nhất thành vương quốc Thượng Ai Cập. Tổ chức nhà nước lúc bấy giờ còn sơ khai nhưng đã mang đặc điểm của một nhà nước chuyên chế. Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV TCN. Giai đoạn củng cố và phát triển nhà nước quân chủ tập quyền thống nhất của Ai Cập cổ đại từ khoảng 3200-30 TCN.
Thời kì Tảo vương quốc (khoảng 3200-3000 TCN): Vào thời kỳ này, người Ai Cập đã biết sử dụng công cụ bằng đồng đỏ, biết dùng cày và súc vật để kéo cày. Người đứng đầu nhà nước là một ông vua chuyên chế gọi là Pharaon.
Thời kì Cổ vương quốc (khoảng 3000-2200 TCN): Thời kỳ này, bộ máy nhà nước Ai Cập cổ đại thực sự được hoàn thiện. Thời kỳ Cổ Vương quốc bao gồm tám vương triều, từ vương triều III đên vương triều X. Nhưng từ vương triều V, thế lực của chính quyền trung ương bắt đầu suy giảm, đến vương triều VII, nền thống nhất không duy trì được nữa.
Thời kì Trung vương quốc (khoảng 2200-1570 TCN): Ai Cập bước vào thời kỳ phân li và loạn lạc trong suốt 300 năm. Thời kỳ này gồm bảy vương triều, từ vương triều XI đến vương triều XI đến vương triều XII là thời kỳ ổn định nhất. Nhưng đến năm 1570 TCN, ở Ai Cập đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa của dân nghèo. Từ đó Ai Cập bị suy yếu. Năm 1710 trước công nguyên, các bộ lạc du mục người Hyksos đã xâm nhập vào lãnh thổ Ai Cập. Dần dần họ đã chiếm đóng tòan bộ đất đai và đặt nền thống trị của họ ở đây.
Thời kì Tân vương quốc (1570-khoảng 1100 TCN): Năm 1570 trứơc công nguyên, người Hyksos bị đuổi khỏi Ai Cập. Đất nước lại được thống nhất. Thời kỳ này gồm có ba vương triều. Các Pharaon thi hành chính sách vũ lực và không ngừng mở rộng lãnh thổ. Nhờ đó, Ai Cập trở thành một quốc gia rộng lớn hơn bao giờ hết. Về công cụ sản xuất, từ thời Trung Vương Quốc , đồng thau đã ra đời nhưng chất lượng còn kém và còn ít. Đến thời Tân Vương Quốc, đồng thau mới được sử dụng rộng rãi, đồng thời sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn rất hiếm. sau vương triều XVIII, Ai Cập ngày càng suy yếu.
Ai Cập từ thế kỉ X-I TCN: Đây là thời kỳ khủng hoảng, suy vong của nhà nước Ai Cập cổ đại. Từ thế kỷ X TCN, Ai Cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị. Đặc biệt, từ năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á. Năm 323 TCN, Ai Cập bị Alexandre ở Machedonia chinh phục. Sau khi đế quốc Machedonia tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptoleme. Đến năm 30 TCN, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
Ai Cập là quốc gia có lịch sử cổ đại sớm nhất, lâu dài nhất và liên tục. Lịch sử có thể coi là lịch sử nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, tạo nên các tác phẩm quy mô lớn, đồ sộ. Chịu ảnh hưởng của yếu tố chiến tranh, bao gồm cả chiến tranh xâm lược và bị xâm lược thế nên Ai Cập đã truyền bá văn minh của mình và tiếp thu, học tập nền văn minh khác.
Ai Cập cổ đại là khu vực rất đặc biệt với nền văn minh phát triển từ rất sớm và tồn tại trong thời gian khá lâu dài, là một đất nước rất vĩ đại, có một nền văn minh rất đáng tự hào, có vai trò quan trọng trong việc mở đường cho nền văn minh nhân loại.
Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Điều kiện hình thành và phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
(´▽`ʃ♡ƪ)