2 câu trả lời
Trong số những thành tựu của văn học Việt Nam thời trung đại, truyệntruyền kỳ là một trường hợp hết sức độc đáo. Nó không chỉ có giá trị lớn lao về mặtvăn chương mà còn chứa đựng nhiều giá trị khác như văn hoá, lịch sử, tôn giáo, tínngưỡng… Ẩn chứa dưới hình thức những chuyện quái lạ, dị thường, truyện truyềnkỳ là một phương thức lưu giữ ký ức cộng đồng rất bền bỉ, hiệu quả. Theo một cáchthức riêng, nó không chỉ phản ánh hiện thực đời sống đương thời mà còn chuyển tải những thông điệp quan trọng về lịch sử, văn hoá dân tộc cho các thế hệ tiếp nối.Xét trên phương diện văn học sử, truyện truyền kỳ là bằng chứng sinh động cho quy luật tiếp biến thể loại, vốn là một trong những điểm đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam. Truyện truyền kỳ được hình thành dựa trên nhiều yếu tố. Một mặt,nó là kết quả của quá trình tiếp thu, tiếp biến những mẫu hình cơ bản trong lối truyện“chí quái”, “chí dị” của văn học cổ điển Trung Hoa; mặt khác, là kết quả do chính sự vận động của văn học dân tộc, đặc biệt là quá trình “thư tịch hoá” các truyền thuyết,
giai thoại văn học dân gian. Điều này đã góp phần tạo nên bước đột phá của văn xuôi,tự sự giai đoạn thế kỷ XVII - XIX. Không những thế, chính những áng văn xuôi mẫu mực như Lĩnh Nam chích quái lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Lan Trì kiến văn lục… còn ảnh hưởng, tác động đến quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc.
Truyện truyền kỳ là một thể loại văn xuôi tự sự độc đáo của văn học Việt Nam. Tuy chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc nhưng trong quá trình phát triển văn xuôi, nó đã trở thành một đại diện tiêu biểu cho thể loại truyện ngắn trung đại Việt Nam.