2 câu trả lời
A được sinh ra trong gia đình khá giả lại là con một nên A được chiều chuộng. Do đó A chẳg biết làm gì cả. Đi học về A chỉ cần đến giờ ăn là ăn. Mỗi tối nếu không ai nhắc học bài thì A cũng k học... việc gì A cũng đều nhờ người khác làm hộ kể xả những việc nhỏ nhặt
1. LÚC ĐI TRẮNG, LÚC VỀ ĐEN
Một hôm trời nắng Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng, đi được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm.
Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổi. Dương Bố giận toan cầm gậy đánh.
Anh là Dương Chu chạy ra bảo:
“Đừng đánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó trắng nhà ta, lúc
81
đi, thì trắng, lúc về thì đen, phỏng em có không lấy làm lạ mà không ngờ được không?”
Liệt Tử
GIẢI NGHĨA
Liệt Tử: sách của Liệt Ngữ Khấu hay người truyền học thuyết của Liệt Ngữ Khấu soạn ra, có tám quyển, sau nhà Đường, nhà Tống đặt tên là Sung Hư Chân Kinh, hay Sung Hu chí đức chân kinh.
Dương Chu: người thời Chiến quốc, xướng lên học thuyết “Vị ngã” trái lại với học thuyết “Kiêm ái” của Mặc Tử. (Xin xem thêm Dương Chu ở Phụ Lục C).
LỜI BÀN
Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính mình không biết mình thay đổi, con chó thấy khác thì xua đuổi. Mình đánh nó chẳng hóa ra lầm lắm ru! Lỗi tại mình thay đổi không tại con chó cắn xằng. Vậy nên ở đời khi mình làm điều gì khác thường, mà người ta không rõ, thì tất nhiên người ta bàn trái bàn phải. Nếu mình không tự xét mình thay đổi hay dở, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia, thì chẳng khác nào như Dương Bố đánh chó trong truyện này.