Thuyết trình về văn hóa cổ đại phương Đông
2 câu trả lời
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế.
- Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại đã báo hiệu sự tan vỡ hoàn toàn của chế độ công xã thị tộc, là khởi đầu cho thời đại văn minh.
- Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn vì có đất đai màu mỡ, mưa đều đặn,dễ trồng trọt, thuận lợi cho nghề nông như:
- Ai Cập: sông Nin
- Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ ph rát
- Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng
- Trung Quốc: sông Hòang Hà và Trường Giang.
- Các cư dân trên lưu vực sông ở châu Á, châu Phi sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng hai vụ lúa mỗi năm.
- Họ xây dựng hệ thống thủy lợi, công việc trị thủy khiến mọi người gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, ngoài ra còn chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.
- Cơ sở hình thành: Sự phát triển sản xuất dẫn tới dự phân hóa giai cấp -> Nhà nước ra đời.
- Thời gian: Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, hàng chục nước nhỏ của người Su – me đã được hình thành. Ở Ấn Độ những quốc gia cổ đại đầu tiên ra đời trên lưu vực sông Ấn từ khoảng giữa thiên niên kỉ III TCN.
3. Xã hội cổ đại phương Đông.
- Qúy tộc: gồm các quan lại ở địa phương, thủ lĩnh quân sự, những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Cuộc sống sung sướng dựa vào bổng lộc và bóc lột nông dân.
- Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội có vai trò lớn trong sản xuất. Họ phải nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.
- Nô lệ: Chủ yếu là tù binh, nông dân nghèo, không trả được nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại.
- Nhà nước được hình thành từ liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi.
- Nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.
- Cơ cấu bộ máy nhà nước: Vua -> quý tộc, tăng lữ -> tầng lớp bị trị.
5. Văn hóa cổ đại phương Đông
a. Sự ra đời của lịch Pháp và thiên văn học
- Nhu cầu sản xuất nông nghiệp -> quan sắt mặt trăng, mặt trời -> tri thức thiên văn -> tạo ra lịch ( nông lịch, có 365 ngày chia làm 12 tháng).
b. Chữ viết:
- Do nhu cầu ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Đây là phát minh lớn.
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.
- Người Ai Cập viết trên giấy Pa pi rút.
- Người Su me ở Lưỡng Hà dùng cây sậy vót nhọn là bút viết trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.
- Người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa….
c. Toán học.
- Ai Cập thạo hình học ( đo ruộng, xây tháp).
- Lưỡng Hà giỏi số học (buôn bán).
- Ấn Độ phát minh số O.
d. Kiến trúc
- Phong phú và đa dạng với các kiến trúc như Kim tự tháp, thành Babilon, vườn treo Babilon
$\Rightarrow$
Thiên văn, lịch (âm lịch): do nhu cầu sản xuât nông nghiệp, để cày cấy đúng thời vụ, người xưa đã quan sát bầu trời, trăng, sao, Mặt Trời... từ đó hình thành nên kiến thức về thiên văn và làm ra lịch. Người phương Đông chia một năm thành 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày.
- Chữ viết: người phương Đông sáng tạo ra chữ tượng hình, mô phỏng vật thể để nói lên ý nghĩ con người. Người Ai Cập viết chữ trên giấy Pa-pi-rút, người Trung Quốc viết chữ trên mai rùa, thẻ tre, đất sét…
Toán học:
+ Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học, tìm được số pi bằng 3.16. + Người Lưỡng Hà giỏi về số học.
+ Người Ấn Độ phát minh ra số 0. - Kiến trúc: Kim tự tháp (Ai Cập), thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà)...