thuyết trình ve Nguyễn Sáng và bức tranh ở Điện Biên Phủ mik cần gấp giúp mik vs mở bài cx dc
2 câu trả lời
Họa sĩ nguyễn sáng(1923-1988)sinh tại mỹ tho , tiền giang.ông tốt nghiệp trường trung cấp mĩ thuật gia địnhvá sau đó học tiếp trường cao đẳng mĩ thuật đông dương khoas1941-1945.sau cách mạng tháng 8,ông hăng hái vẽ tranh tuyên truyền phục vụ chính quyền cách mạng non trẻ. Họa sĩ nguyễn sáng cũng là ng vẽ mẫu tiền đầu tiên cho chính quyền cách mạng.kháng chiến toàn quốc bùng nổ,ông lên chiến khu việt bắc và đã tham gia các chiến dịch Biên giới,Điện Biên Phủ,...Những bức tranh nổi tiếng của ông là: giặc đốt làng tôi(sơn dầu,1954),kết nạp đảng ở điện biên phủ(sơn mài 1963),chùa tháp(sơn mài,1966),thiếu nữ và hoa sen(sơn dầu,192),...Ông đã được nhà nước trao tặng giải thưởng hồ chí minh về văn học - nghệ thuật
Họa sĩ Nguyễn Sáng vẽ bức tranh này năm 1963, bằng chất liệu sơn mài, khổ 112.3x180 cm, gần chín năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Bức tranh không tràn ngập những cảm xúc mạnh mẽ và hứng khởi ào ạt của người chiến thắng, mà thấm đẫm chất anh hùng ca, như một lời lý giải vì sao những người lính áo vải anh hùng của chúng ta đã chiến thắng trong một cuộc chiến không cân sức với thực dân Pháp.
Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ dựng lại thời khắc hào hùng của những người chiến sĩ Điện Biên ngay tại chiến trường với ba nhóm nhân vật chính/phụ. Nhóm nhân vật trung tâm gồm ba chiến sĩ trong đó có một chiến sĩ trên đầu còn quấn băng với khẩu súng trong tay. Nhóm ba người này được liên kết chặt chẽ với hai chiến sĩ khác phía bên phải bức tranh bằng một cái bắt tay đầy quyết tâm. Góc trái là một chiến sĩ đang dìu đồng đội bị thương cho thấy ranh giới của sự sống và cái chết thật mong manh. Nhưng phía hậu cảnh lại là một chiến sĩ khác hối hả ra trận như thể sự mất mát đó chính là động lực và nhấn mạnh thêm bối cảnh khẩn trương của cuộc chiến.
Tuyến các nhân vật được xây dựng theo chiều ngang, tạo khối chắc khỏe, giản lược bớt các đường cong lượn, nhiều đường thẳng. Chỉ có ba tông mầu chủ đạo của sơn mài, son, vàng bạc, then. Bố cục với những mảng miếng lớn, khúc triết và tuyến nhân vật dàn hàng ngang, gần như loại bỏ xa gần, tương quan sáng tối ước lệ không gò theo ánh sáng thật, ưu tiên lợi thế đồ họa mảng phẳng của sơn mài. Có thể cảm nhận được không gian trang nghiêm và tĩnh lặng của toàn bộ khung cảnh buổi kết nạp đảng, được diễn ra chóng vánh trong không gian chiến hào.
Tác phẩm thể hiện rõ nét phong cách tiêu biểu của một họa sĩ bậc thầy của nền mỹ thuật Việt Nam, hơn thế còn là minh chứng căn bản cho khả năng biểu cảm đa dạng của nghệ thuật sơn mài Việt Nam ngoài lối biểu hình kiểu trang trí trong mỹ thuật truyền thống. Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ đã tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội. Mãi mãi tác phẩm được coi là bản hùng ca về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam trong hội họa.
Họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-1988) sinh tại Mỹ Tho (Tiền Giang), tốt nghiệp Trường trung cấp Mỹ thuật Gia Định và Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 14 (1940-1945). Ông đã có nhiều triển lãm trong và ngoài nước. Tranh của ông nằm trong bộ sưu tập tư nhân và bảo tàng ở nhiều nơi trên thế giới. Những tác phẩm tiêu biểu như Giặc đốt làng tôi, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Thanh niên thành đồng, Thiếu nữ và hoa sen... Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật năm 1996.
Ngày 30-12-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2599/QĐTTg về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 2). Bức tranh Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của họa sĩ Nguyễn Sáng đã trở thành một trong bốn tác phẩm hội họa được công nhận là bảo vật quốc gia trong đợt này.