Thuyết minh về trò rồng rắn lên mây ( không chép mạng )

2 câu trả lời

Trò chơi rồng rắn lên mây là trò chơi phổ biến ở Việt Nam thời xa xưa. Đây là trò chơi vui và bổ ích cho trẻ em và cả người lớn cũng chơi được. Chưa ai khẳng định chắc chắn trò chơi Rồng rắn lên mây có từ bao giờ. Trò chơi này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời. Đây là trò chơi đã được phổ biến rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Điểm khác nhau giữa ba miền là bài hát đồng dao dùng để hát khi chơi. Về cách chơi, số người tham gia trò chơi: 5 người trở lên., oẳn tù tì hoặc bốc thăm để chọn người làm thầy thuốc. Những người còn lại làm rồng rắn. Những người này xếp thành một hàng. Người sau túm lấy áo người trước. Người đứng đầu gọi là đầu đàn (còn gọi là khúc dầu). Người đứng cuối gọi là khúc đuôi. Những người còn lại ở giữa gọi là khúc giữa. Người sắm vai thầy thuốc có nhiệm vụ phải bắt được người cuối cùng (khúc đuôi) của đội rồng rắn. Người này đứng đối diện với đội rồng rắn. Người đi đầu phải giang rộng hai tay để ngăn thầy thuốc, không cho thầy bắt được khúc đuôi. Những người làm khúc giữa phải túm chặt áo và chạy nhanh chân để che khúc đuôi. Người làm khúc đuôi phải chạy thật nhanh để tránh thầy thuôc bắt được. Khi trò chơi bắt đầu, tất cả người chơi trong đội rồng rắn hát bài đồng dao sau:“Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nác/Ông thầy có nhà không?”.  Đội rồng rắn lượn quanh sân mấy vòng. Sau đó đội dừng lại trước người làm thầy thuốc. Cả dội dồng thanh: “Thầy thuốc có nhà không?”. Người làm thầy thuốc trả lời: “Thầy thuốc có nhà Hỏi thầy thuốc làm gì?”. Đội rồng rắn đồng thanh: “Hỏi để mua thuốc cho cháu.”Thầy thuốc: Cháu lên mấy? Thầy thuốc: Xin khúc đầu  Thầy thuốc: Xin khúc giữa  Thầy thuốc: Xin khúc đuôi Thầy thuổc ra sức chạy đuổi bắt khúc đuôi (người đứng sau cùng). Người đứng đầu ra sức ngăn chặn thầy thuốc.Khúc giữa lượn qua lượn lại theo khúc đầu như con rắn lượn. Nếu đoàn người té ngã và đứt ra từng khúc, thầy thuốc bắt được khúc đuôi là hết một ván. Người bị bắt sẽ làm thầy thuốc ở ván sau. Về luật chơi, khi chơi, cần chú ý thầy thuốc để thầy không bắt được khúc đuôi. Người đứng đầu phải giang hai tay để chắn thầy thuốc. Đội rồng rắn không được bỏ tay khi chơi. Người bị bắt phải làm thầy thuốc ở ván sau. Trò chơi Rồng rắn lên mây rất vui nhộn và sôi nổi, nó giúp bạn bè, đồng đội đoàn kết hơn.

Trò rồng rắn lên mấy là một trong số những trò chơi dân gian hấp dẫn, đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời và là trò chơi phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng miền. Mỗi miền thường có những luật chơi giống nhau nhưng điểm khác nhau duy nhất đó là bài hát đồng dao để hát khi chơi. 

Rồng rắn lên mây thường được chơi ở những nơi có không gian rộng rãi. Số lượng người chơi thường phải trên năm người, càng đông càng vui. Đầu tiên, người chơi cần phải oẳn tù tì để chọn ra một người làm thầy thuốc. Những người còn lại xếp thành một hàng rồng rắn. Người sau túm lấy áo người trước. Người đứng đầu gọi là khúc đầu. Người đứng cuối gọi là khúc đuôi. Những người còn lại ở giữa gọi là khúc giữa. Thầy thuốc có nhiệm vụ phải bắt được người cuối cùng (khúc đuôi) trong hàng.

Khi trò chơi bắt đầu, tất cả người chơi trong đội rồng rắn sẽ cùng hát bài đồng dao sau:

“Rồng rắn lên mây
Có cây núc nác
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”

Nếu thầy thuốc trả lời là không thì đoàn rồng rắn sẽ lại tiếp tục hát bài đồng dào. Nếu thầy thuốc trả lời là có, thầy thuốc và đoàn rồng sẽ thay phiên nhau hỏi đáp. Sau đó, thầy thuốc bắt đầu đuổi đoàn rồng rắn. Thầy thuốc cần phải chạm được khúc đuôi thì thầy thuốc sẽ chiến thắng. Đoàn rồng rắn sẽ thua cuộc.

Rồng rắn lên mây là một trò chơi thú vị, đem lại cho con người nhất là lứa tuổi thiếu niên những phút giây giải trí thư giãn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm