Thuyết minh về thành cổ Sơn Tây ((ko phao mạng ...Tự làm nhé) Hay thì cho điểm tối đa lun

2 câu trả lời

Bài làm 

  Lịch sử Việt Nam nước ta rất phong phú , bên cạnh những chiến công vĩ đại trong quá trình chống giặc ngoại xâm của dân tộc  thì chúng ta có thể chiễm ngưỡng các di tích lịch sử nổi tiếng . Trong đó phải kể đến các  di tích thành cổ như Hoàng thành Thăng Long , Thành Cổ Loa ,.. còn thành Sơn Tây nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo và cổ kính .

  Thành Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 ( 1822) là tòa thành cổ được xây bằng đá ong của Việt Nam . Lịch sử ghi lại rằng vào năm 1469, trấn sở Sơn Tây đóng ở làng La Phẩm tổng Thanh Lãng huyện Tiên Phong phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, Hà Nội), thời đó gọi là Sơn Tây Thừa Tuyên. Đến thời Lê Cảnh Hưng, trấn sở được dời về xã Mông Phụ, huyện Phúc Lộc, phủ Quảng Oai (nay thuộc Đường Lâm) . Năm 1822, vua Minh Mạng cho xây thành theo kiến trúc Vô-băng, nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42 km

Thời trước người ta coi trọng bốn vùng đất là phên giậu che chở cho Thăng Long và cũng là bàn đạp để triều đình có thể vươn xa ra vùng biên giới thường được gọi là Bốn trấn (bốn trọng trấn), gồm có: Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam. Đến thời Nguyễn, Sơn Tây vẫn được xếp là một trong bốn trọng trấn ở Bắc Kỳ, phía trong thì che chở, bảo vệ Bắc Thành, bên ngoài thì làm bàn đạp, làm hậu cứ để triều đình bảo vệ vùng biên cương ở thượng lưu sông Đà, sông Hồng, sông Lô, do đó nhà Nguyễn đặt Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đóng tại thành Sơn Tây để giữ yên cả vùng rộng lớn Tây Bắc và Việt Bắc gồm 5 phủ, 24 huyện mà ngày nay bao gồm toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc cộng với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, hầu như toàn bộ tỉnh Phú Thọ và hơn một nửa tỉnh Hà Tây.

Do địa thế mà từ xa xưa lúc nào Sơn Tây cũng là hậu cứ, là bàn đạp cho vùng biên giới xa xôi. Nhiệm vụ này là do chính địa thế Sơn Tây so với vùng thượng du Tây Bắc và Bắc Kỳ quy định. Sơn Tây còn là vùng dân Việt sinh sống lâu đời, đông đúc, một vùng đất cơ bản của người Việt từ khi lập nước.

Theo thư tịch cổ, thành trì này có chu vi 326 trượng 7 thước (1306,8m), tường thành cao 1 trượng 1 thước (4,4m). Chu vi hào nước bao quanh thành là 448 trượng (1792m), rộng 6 trượng 7 thước (26,8m), sâu 1 trượng (4m).  

Ngày xưa, trong thành có dinh các đường quan và kho lương. Bây giờ (1941) về phía tây là Giám thành, giữa là Vọng cung, Võ miếu và Thuỷ tháp. Phía đông là ngục thất, dinh quan Dự thần (?) và trường học.

Phía trên cửa Tiền trông vào là chiếc Vọng lâu cao 18 thước, làm năm 1822. Ngày 01/7/1940 hàng tỉnh cho đặt trên Vọng lâu một chiếc còi điện, có 6 loa toả đi các phía. Ngày nào còi cũng báo ngọ cho nhân dân.

Hai bên vọng lâu có 2 chiếc giếng to, xung quanh xây gạch, mầu nước trong xanh, hiện nay (1941) để làm cảnh. Trước kia vốn có 4 giếng của 4 quan: Tổng đốc, Án sát, Đốc học và Đề đốc. Sau vì không dùng đến nữa nên huỷ đi hai.

  Vào khoảng thập kỉ 70-80 của thế kỉ 19 , thành cổ này được coi là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của các quan lại triều đình nhà Nguyễn giữa hai cuộc xâm lược Bắc Kì lần thứ 1 (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp . Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, thành được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía tây bắc Thăng Long.

 Thành Sơn Tây là một tòa thành to đẹp nhưng trải qua những thăng trầm lịch sử ,Thành cổ Sơn Tây đã không còn được nguyên vẹn như trước .  Vào những năm 70 của thế kỉ 20 , những bức ảnh về thành cổ đã được sưu tầm 

   Thành Sơn Tây đã được Bộ Văn hóa - Thông tin nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994. Ngày nay, tòa thành này vẫn còn tồn tại ở trung tâm thị xã Sơn Tây, Hà Nội và trở thành một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự.

 Góp ý : Trên đây có 1 vài thông tin mình tìm hiểu trên mạng và ghi vào bài làm .

            Đây là bài tóm tắt nên bạn đọc xong nhớ theemvaof 1 ít thông tin nha ^^

1. mở bài: nêu yêu cầu của đề- giới thiệu thành cổ Sơn Tây

2. Thân bài:
_ Nguồn gốc hình thành

_ Đặc điểm của thành cổ

_ Giá trị, ý nghĩa.

3. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân với thành cổ Sơn Tây cùng với sự bảo vệ, gìn giữ văn hóa nói chung

Bài làm

Mỗi một di tích đều gắn liền với một thứ gọi là huyền thoại. Huyền thoại đi liền và tạo nên những điều kì diệu trong lịch sử, văn hóa. Thành cổ Sơn Tây chính là một nơi mang dấu ấn như vậy đó.

Gọi là thành cổ một phần vì thành đã trải qua hơn hai trăm năm dựng xây, phát triển.  Nó là một công trình kiến trúc quân sự cổ nằm giữa trung tâm thị xã được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3- năm 1822. Nó gắn liền với một thời đại và mang dấu ấn của quá khứ xa xưa nhưng đáng tự hào, ngợi ca. 

Diện tích của thành tương đối rộng vì nó là một tòa thành quân sự. Với khoảng mười sáu ha, xung quanh thành có hào nước bao bọc. nHững lỗ châu mai được thiết kế vô cùng hợp lí giúp việc quan sát đạt hiệu quả tối ưu nếu muốn quan sát từ xa. Bốn cổng của thành lần lượt quay ra bốn phía. Vì chúng được làm bằng đá ong nên giữ được nguyên vẻ cổ kính, mộc mạc. Những dấu ấn thời gian đọng lại trên chút rêu phong nhưng càng làm cái đẹp của thành cổ tỏa sáng giữa lung linh trời đất. 

Thành cổ Sơn Tây là trận địa chứng kiến cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta năm 1946 khi thực dân Pháp nổ súng. Đó còn là câu chuyện dài về những tháng ngày nằm gai nếm mật cùng thành cổ, cùng giá trị văn hóa đẹp đẽ do cha ông dựng xây. 

Dưới sự chung tay của nhân dân, thành cổ Sơn Tây đã từn bước được phục dựng và trở thành nơi lưu giữ kí ức đẹp đẽ. Mỗi chúng ta là mỗi người dân đều cần biết, nên biết về một giá trị lịch sử thiêng liêng và hơn thế là hiểu vẻ đẹp ấy. Không chỉ là sự trân trọng, biết ơn hay tự hào, là người dân Việt Nam, ta cần có trách nhiệm gìn giữ văn hóa cha ông nghìn đời. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
11 giờ trước