thuyết minh về những địa điểm du lịch vùng duyên hải nam trung bộ

2 câu trả lời

a.Tuyến đường

Từ TP.HCM đi theo xa lộ Hà Nội và theo QL1A. Từ TP.HCM – TP.Phan Thiết. 189km. từ TP.Phan Thiết- Mũi Né 16km. từ Phan Thiết – Hòn Rơm khoảng 20km. Lộ trình đi qua: xa lộ Hà Nội, một phần Bình Dương ( Huyện Dĩ An) Tỉnh Đồng Nai: TP.Biên Hòa, khu công nghiệp Biên Hòa, ngã ba Dầu Giây, TX.Long Khánh, Huyện Xuân Lộc, Huyện Hàm Thuận Nam ( Bình Thuận)… Tour TP.HCM- Phan Thiết thường được thiết kế với thời gian 2 ngày 1 đêm.

Dịp lễ 30-4-2006. tại ga Sài Gòn đã khai trương tuyến xe lửa Tp.HCM- Phan Thiết để phục vụ khách du lịch. Thơi gian tàu chạy mất 4 giờ.

b.Các điểm tham quanKhu du lịch núi Tà Cú & chùa Linh Sơn Trường Thọ.

Núi Tà Cú  cao 588m, thuộc xã tân lập, huyện Hàm Thuận Nam. cách TP Phan Thiết khoảng 30km về hướng đông nam. Trên núi có chùa cổ mang tên Chùa Núi được xây dựng từ năm 1897, nằm ở vị trí cao 457m. Quần thể chùa Núi gồm hai chùa Linh Sơn Trường Thọ ( chùa trên) và Linh Sơn Long Đoàn ( chùa dưới).

Chùa Linh Sơn Trường Thọ ( Chùa Tổ) nằm trên núi Tà Cú do nhà sư Trần Hữu Đức ( sinh năm 1812 tại Phú Yên, năm 1872 ông ròi gia đình vượt biển vào Phan Thiết xuất gia).  xây dựng cuối thế ky 19. Nhà sư Nguyễn Hữu Đức là người vùa tu hành vừa là thầy thuốc giỏi, chuyên bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Tương truyền, năm Tự Đức thứ 33 (1880) nhà sư đã cứu Hoàng Thái Hậu Từ Dũ thoát bệnh hiểm nghèo bằng thuốc của mình. vì vậy Vua Tự Đức đã ban sắc và đặt tên chùa là Linh Sơn Trường Thọ, còn nhà sư được phong là Đại Lão Hòa Thượng. Ông viên tịch ngày 5/10/1887. Ngôi chùa nhỏ nhưng phía cuối sau có tượng phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49m. cao 6m. xây dựng năm 1962.

Chùa Núi được nhà nước công nhận là thắn cảnh quốc gia năm 1993. Hiện nay công ty du lịch Bình Thận đã xây hệ thống cáp treo từ dưới chân núi Tà Cú lên tới chùa để phục vụ du khách. nếu đi bộ, du khách phải trải qua một chặng đường dài, mất 2-3 giờ mới tới chùa Linh Sơn Trường Thọ. trên núi có các dihj vụ lưu trú và nhà hàng phục vụ ăn uống…

Hải Đăng Khe Già

Đảo Khe Gà nằm cách bờ khoảng 500m, thuộc vùng biển Tân Thành, Huyện Hàm Thuận Nam, cách TP.Phan Thiết về 30km về phía đông nam. Đảo có diện tích trên 5ha. trên đảo có công trình kiến trúc cổ dồ sộ, nổi tiếng đó là hải đăng Khe Gà. Hải Đăng do một kỹ sư người Pháp tên Chnavat thiết kế, khởi công xấy dựng năm 1897, khánh thành 1889 và chính thức hoạt động năm 1900. công trình được xây dựng bằng đá hoa cương, hình bát giác, cao 65m, kích thước mỗi cạnh 2,60m. dày từ 1m đến 1,6m. trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 200W làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại. có 184 bậc thang hình xoắn ốc bằng thép dẫn lên đỉnh… Hải Đăng Khe Gà có thể rọi xa đến 52 dặm.

Trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh ( nay tọa lạc tại đường Nhị Trưng, Th. Phan Thiết) được xây dựng từ năm 1908 với tên gọi là Dục Thanh Học Hiệu, do tổ chức Liên Thành Thơ xã ( tập hợp những nhà yêu nước) xây dựng và theo ú của cụ Phan Chu Trinh ( đây là ngôi trường tư thục đầu tiên của Phan Thiết). tháng 9-1910, người thanh niên Nguyễn Tất Thành trước khi ra đi tìm đường cứu nước từ Sài Gòn. đã dừng lại dạy học nơi đây. Thầy Thành dạy hán văn, quốc ngữ lớp nhì và dạy thể dục. chẳng những dạy chuyên môn, thầy Thành còn giáo dục học sinh lòng yên quê hương đất nước… trường Dục Thanh xưa được làm bằng gỗ, lợp ngói âm dương, rộng 10m, dài 12m, với 4 lớp học với trên 100 học sinh. Bên cạnh công trình trường còn có căn nhà ngoại du sào có gác rộng khoảng 24m2. nơi Bác Hồ đọc sách, chấm bài. trong khuôn viên di tích trường Dục Thanh còn có giếng nước và cây khế nay hơn trăm tuổi mà những ngày lưu lại trường thầy Thành thường chăm sóc… chỉ trong một thời gian ngắn thầy Thành dạy tại đây đã để lại tình cảm quý mên cho học trò và người dân. Di tích trường Dục Thanh ngày nay đã được trùng tu, phục chế lại và mở rộng thêm với khuôn viên đẹp, nhiều cây ăn trái và hoa cảnh. Hiện khu di tích còn lưu giữ nhiều hiện vật liên quan tới Bác Hồ trong quá trình người giảng dạy tại đây.

năm 1986 tỉnh Thuận Hải ( cũ, nay là Ninh Thuận và Bình Thuận) đã cho xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh, nằm đối diện với trường Dục Thanh. Bảo Tàng trưng bày những hình ảnh và hiện vật về cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Tên gọi Dục Thanh có nghĩa là giáo dục thanh niên.

Vạn Thủy Tú

là ngôi đình thờ thần Nam Hải. Đây là một trong những vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận, được ngư dân xây dựng từ 1762 tại một làng chài mang tên Thủy Tú, Nay thuộc đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP.Phan Thiết. bên trong Vạn có các sắc phong của các đời vua Nguyễn. những nét văn hóa Hán – Nôm liên quan đến nghề biển được thể hiện ở khám thờ câu đối, hoành phi… điều đặc biệt là Vạn Thủy Tú thờ bộ xương cá voi khổng lồ, được coi là lớn nhất Đông nam Á. đến nay tại Vạn Thủy Tú đã chứa gần 100 bộ xương cá voi ( và nhiều loại khác cùng họ). trong số đó có những bộ xương cá được ngư dân lưu trữ từ hơn 100 năm. chánh điện Vạn Thủy Tú thờ các vị Tiền Hiên, trong khuôn viên Vạn Thủy Tú còn có khoảng đất rộng dành để mai táng cá Ông môi khi cá chết và dạt vào bờ biển. hàng năm tại đây, vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch người dân long trọng tổ chức lễ hội. Vạn Thủy Tú được bộ VHTT ( cũ) công nhận là di tích cấp quốc gia 1996.

Bãi birn Đồi Dương

Đồi Dương là một bãi tắn đẹp. nằm tại nội thành TP.Phan Thiết ( nằm dọc theo đường Võ Thị Sáu, cuối đường Nguyền Tất Thành). Bãi biển đồi dương là điểm hẹn của người dân Phan Thiết, nơi lý tưởng để tắm biển, vui chơi và gặp gỡ bạn bè. dọc bãi tắm là các quán cà phê xinh đẹo nằm dười hàng dương. đối diện bãi biển là các khách sạn, nhà hàng phục vụ du lịch ( khách sạn Đồi Dương 3 sao, Bình Minh 2 sao…). cạnh bãi tắm Đồi Dương là khu vực Novotel Coralia Ocean Dunes & Golf Resort tiêu chuẩn 4 sao.

Tháp Poshanư ( di tích kiến trúc cổ của người Chăm):

Tháp Posanư còn gọi là tháp Phú Hài, tọa lạc trên ngọn đồi Bà Nài cao 50m, cách trung tâm TP.Phan Thiết 6km, hướng ra Mũi Né. Tháp được xây dựng từ TK thứ 8. Gồm 3 tháp, 1 lớn ( tháp chính, tháp A0 và 2 tháp nhỏ ( tháp B và C). Tháp A cao 15m, cạnh đáy dày 20m, có 4 tầng. người Chăm cho xây dựng nhóm tháp trong giai đoạn lịch sử này để thờ thần Shiva ( một trong những vị thần Ấn Độ giáo được người Chăm sùng bái. biều hiện bằng bệ thờ Linga- Yoni còn lưu giữ tại tháp chính. đến thế kỷ 15, người chăm tiếp tục xây dựng một số đền thờ công chúa Poshanư, tương truyền là con vua Para Chanh được nhân dân Chăm yêu quý về tài đức và phép ứng xử của Bà đối với người Chăm đương thời. Tháp có tên gọi là Poshanư từ đó. nhóm đền tháp Poshanư được trùng tu từ năm 1990-2000 và đã được Bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 1991.

Mũi Né

Thuộc phường Mũi Né, TP. Phan Thiết. Mũi Né – tức là mũi đất nhô ra biển, phần khuyết vao nơi tàu bè ghé vào “né” gió. Nơi đây có làng chài tấp nập tàu thuyển đánh cá. Ngày nay khu vực Mũi Né mọc lên rất nhiều khu du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch, trong đó có nhiều khu resort cao cấp tiêu chuẩn 3-4 sao, xây dựng san sát nhau. khu vực Mũi Né có bãi biển chạy dài cả chục cây số, có những rừng dừa cao ( Hàm Tiến) Cổ thụ và rất nhiều bãi tắm sạch đẹp với nước trong xanh, cát vàng. phía trên là những đồi cát trắng và vàng chạy dài tới khu vực Hòn Rơm.

Mũi Né được các nhà đầu tư và du khách chú ý từ dịp đến xem sự kiện nhật thực toàn phần nơi đây vào ngày 24/10/1995. với lợi thế là bờ biển dài, đẹp và những đồi cát ngoạn mục.. mũi né sau được đầu tư khai thách du lịch và trở thành điểm đến nổi tiếng, thu hút lượng khách trong và ngoài nước mỗi năm mỗi tăng.

Đồi Cát

Đồi cát Phan Thiết là địa chỉ du lịch hấp dẫn du khahs, chạy dọc khu Mũi Né – Hòn Rơm. Đó là một khu vực rộng với nhiều đụn cát nhô lên cao thấp, trông như sa mạc rộng lớn. đứng trên đồi cát cao khoảng 40m, du khách có cảm giác dễ chịu bởi gió biển thổi vào mát rượi. đến đây du khách có thể tham gia trò chơi rượt cát vui nhộn.. đồi cá này có nhiều tên gọi khác nhau từ du khách như: đồi cát vàng, đồi cát hồng, đồi cát di động, đồi cát bay… do cảm nhận từ những thay đổi tự nhiên của đồi cát trong ngày. thời điểm tham quan đồi cát thích hợp buổi sáng sớm (5h-8H) và chiều ( 16h30-18h00).

Suối Hồng

nằm cạnh bên đồi cát, suối Hồng là một kiệt tác thiên nhiên kỳ thú. suối được hình thành tự nhiên, nước mưa từ trong đồi cát chảy xuống ( đổ ra biển) đã tạo thành dòng nước chảy mạnh, bào mòn vào đất tạo cho bề mặt đất, có những hình dạng kỳ thú. đó là những cột đất lô nhô, những đường vân ngang dọc có màu hồng, đỏ trông rất đẹp… do cát, đất có màu hồng nên nước suối cũng màu hồng vì vậy suối có tên gọi là suối Hồng. Tuy nhiên, suối chỉ có nước vào mùa mưa.

Hòn Rơm

Qua khỏi mũi Né là tới khu vực Hòn Rơm. Tên gọi Hòn Rơm: mua khô, cỏ cây trên Hòn Rơm khô trụi, từ trên đồi cát nhìn sang Hòn Rơm trông giống như một đụn rơm khổng lồ. Hòn Rơm ngày nay có nhiều khu du lịch từ bình dân đến cao cấp nằm dọc bãi biển. khu vực Hòn Rơm vẫn còn hoang sơ với những bãi tắm sạch đẹp, thoai thoải, nước trong xanh, cát vàng… đến đây ngoài việc tắm biển nghỉ ngoie, du khách có thể thưởng thức hải sản tươi sống với giá bình dân. sò điệp là đặc sản được du khách ưa thích có bán nhiều tại đây.

Bàu Sen

nằm cách TP.Phan Thiết khoảng 40km ( từ Mũi Né- Hòn Rơm chạy thẳng theo con đường nhựa, đi rất thuận lợi) thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc BÌnh. Bàu Sen nằm giữa vùng cát rộng, chập chùng những đồi cát trắng rất đẹp. Bàu có diện tích khoảng 70 ha, độ sâu trung bình 5m, được bao bộc bởi những đụn cát. Bàu có nước trong xanh, sạch sẽ và mát lạnh dù buổi trưa nắng gắt. trong bàu có nhiều cây sen mọc tự nhiên, tươi tốt, quanh năm nở hoa.

Chùa Hang và làng du lịch Cổ Thạch:

Chùa HAng ( hay còn gọi là chùa Cổ Thạch) là một địa chỉ hành hương khá nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận, thuộc xã Bình Thạnh, Huyện Tuy Phong, cách TP. Phan Thiết 105 km về phía bắc. tiền thân chùa Hang là một cái am trong hang đá, trên một ngọn núi cao 64m, do thiền sư Bảo Tạng xây dựng vào khoảng giữa TK thứ 19. chùa nằm cạnh bãi biển xung quanh là những khối đá khổng lề là gác chuông, gác trống, điện thờ phật… đứng trên vị trí chùa Hang, du khách có thể phóng tầm nhìn ra phong cảnh biển, núi xung quanh rất hữu tình.

cạnh chùa là làng du lịch Cổ Thạch với bãi biển Cà Dược. đây là một bãi đá với nhiều màu sắc hoang sơ, còn có tên gọi khác là đá Bảy Màu. khu du lịch Cổ Thạch có nhiều dịch vụ phục vụ du kahchs đến tham quan và nghỉ dưỡng, như khách sạn, nhà hàng, khu dã ngoại và sinh hoạt lửa trại…

a. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

- Là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

- Giáp:Vùng Bắc Trung Bộ, vùng Tây Nguyên,vùng Đông Nam Bộ và biển Đông.

- Có nhiều đảo và quần đảo trong đó có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

-> Ý nghĩa: Là nhịp cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông nơi có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, g̣ò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.

- Đất nông nghiệp thích hợp trồng lúa, ngô, khoai, sắn cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường, vùng đồi núi chăn nuôi gia súc lớn như ḅò đàn.

- Khí hậu: mưa về thu đông, có hiện tượng phơn về mùa hạ. Mùa mưa có lũ lụt. Về mùa khô, hạn hán kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Khoáng sản chính là cát thạch anh, titan, vàng đá quí, đá xây dựng.

- Rừng có đặc sản quí như quế, trầm hương, sâm quy…

=> Đánh giá:

+ Thuận lợi: Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển, khoáng sản.

+ Khó khăn: nhiều thiên tai.

c. Đặc điểm dân cư và xã hội

- Vùng g̣ò đồi phía tây: nơi cư trú các dân tộc ít người.

- Vùng duyên hải phía đông: dân tộc Kinh.

- Duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn có nhiều di tích văn hoá-lịch sử. Trong đó phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới.

=> Đánh giá:

+ Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, nhiều điạ điểm du lịch hấp dẫn.

+ Khó khăn: Đời sống một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

Bài Làm

Hà Nội và theo QL1A. Từ TP.HCM – TP.Phan Thiết. 189km. từ TP.Phan Thiết- Mũi Né 16km. từ Phan Thiết – Hòn Rơm khoảng 20km. Lộ trình đi qua: xa lộ Hà Nội, một phần Bình Dương ( Huyện Dĩ An) Tỉnh Đồng Nai: TP.Biên Hòa, khu công nghiệp Biên Hòa, ngã ba Dầu Giây, TX.Long Khánh, Huyện Xuân Lộc, Huyện Hàm Thuận Nam ( Bình Thuận)… Tour TP.HCM- Phan Thiết thường được thiết kế với thời gian 2 ngày 1 đêm.

Dịp lễ 30-4-2006. tại ga Sài Gòn đã khai trương tuyến xe lửa Tp.HCM- Phan Thiết để phục vụ khách du lịch. Thơi gian tàu chạy mất 4 giờ.

b.Các điểm tham quanKhu du lịch núi Tà Cú & chùa Linh Sơn Trường Thọ.

Núi Tà Cú  cao 588m, thuộc xã tân lập, huyện Hàm Thuận Nam. cách TP Phan Thiết khoảng 30km về hướng đông nam. Trên núi có chùa cổ mang tên Chùa Núi được xây dựng từ năm 1897, nằm ở vị trí cao 457m. Quần thể chùa Núi gồm hai chùa Linh Sơn Trường Thọ ( chùa trên) và Linh Sơn Long Đoàn ( chùa dưới).

Chùa Linh Sơn Trường Thọ ( Chùa Tổ) nằm trên núi Tà Cú do nhà sư Trần Hữu Đức ( sinh năm 1812 tại Phú Yên, năm 1872 ông ròi gia đình vượt biển vào Phan Thiết xuất gia).  xây dựng cuối thế ky 19. Nhà sư Nguyễn Hữu Đức là người vùa tu hành vừa là thầy thuốc giỏi, chuyên bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Tương truyền, năm Tự Đức thứ 33 (1880) nhà sư đã cứu Hoàng Thái Hậu Từ Dũ thoát bệnh hiểm nghèo bằng thuốc của mình. vì vậy Vua Tự Đức đã ban sắc và đặt tên chùa là Linh Sơn Trường Thọ, còn nhà sư được phong là Đại Lão Hòa Thượng. Ông viên tịch ngày 5/10/1887. Ngôi chùa nhỏ nhưng phía cuối sau có tượng phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49m. cao 6m. xây dựng năm 1962.

Chùa Núi được nhà nước công nhận là thắn cảnh quốc gia năm 1993. Hiện nay công ty du lịch Bình Thận đã xây hệ thống cáp treo từ dưới chân núi Tà Cú lên tới chùa để phục vụ du khách. nếu đi bộ, du khách phải trải qua một chặng đường dài, mất 2-3 giờ mới tới chùa Linh Sơn Trường Thọ. trên núi có các dihj vụ lưu trú và nhà hàng phục vụ ăn uống…

Hải Đăng Khe Già

Đảo Khe Gà nằm cách bờ khoảng 500m, thuộc vùng biển Tân Thành, Huyện Hàm Thuận Nam, cách TP.Phan Thiết về 30km về phía đông nam. Đảo có diện tích trên 5ha. trên đảo có công trình kiến trúc cổ dồ sộ, nổi tiếng đó là hải đăng Khe Gà. Hải Đăng do một kỹ sư người Pháp tên Chnavat thiết kế, khởi công xấy dựng năm 1897, khánh thành 1889 và chính thức hoạt động năm 1900. công trình được xây dựng bằng đá hoa cương, hình bát giác, cao 65m, kích thước mỗi cạnh 2,60m. dày từ 1m đến 1,6m. trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 200W làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại. có 184 bậc thang hình xoắn ốc bằng thép dẫn lên đỉnh… Hải Đăng Khe Gà có thể rọi xa đến 52 dặm.

Trường Dục Thanh

Trường Dục Thanh ( nay tọa lạc tại đường Nhị Trưng, Th. Phan Thiết) được xây dựng từ năm 1908 với tên gọi là Dục Thanh Học Hiệu, do tổ chức Liên Thành Thơ xã ( tập hợp những nhà yêu nước) xây dựng và theo ú của cụ Phan Chu Trinh ( đây là ngôi trường tư thục đầu tiên của Phan Thiết). tháng 9-1910, người thanh niên Nguyễn Tất Thành trước khi ra đi tìm đường cứu nước từ Sài Gòn. đã dừng lại dạy học nơi đây. Thầy Thành dạy hán văn, quốc ngữ lớp nhì và dạy thể dục. chẳng những dạy chuyên môn, thầy Thành còn giáo dục học sinh lòng yên quê hương đất nước… trường Dục Thanh xưa được làm bằng gỗ, lợp ngói âm dương, rộng 10m, dài 12m, với 4 lớp học với trên 100 học sinh. Bên cạnh công trình trường còn có căn nhà ngoại du sào có gác rộng khoảng 24m2. nơi Bác Hồ đọc sách, chấm bài. trong khuôn viên di tích trường Dục Thanh còn có giếng nước và cây khế nay hơn trăm tuổi mà những ngày lưu lại trường thầy Thành thường chăm sóc… chỉ trong một thời gian ngắn thầy Thành dạy tại đây đã để lại tình cảm quý mên cho học trò và người dân. Di tích trường Dục Thanh ngày nay đã được trùng tu, phục chế lại và mở rộng thêm với khuôn viên đẹp, nhiều cây ăn trái và hoa cảnh. Hiện khu di tích còn lưu giữ nhiều hiện vật liên quan tới Bác Hồ trong quá trình người giảng dạy tại đây.

năm 1986 tỉnh Thuận Hải ( cũ, nay là Ninh Thuận và Bình Thuận) đã cho xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh, nằm đối diện với trường Dục Thanh. Bảo Tàng trưng bày những hình ảnh và hiện vật về cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Tên gọi Dục Thanh có nghĩa là giáo dục thanh niên.

Vạn Thủy Tú

là ngôi đình thờ thần Nam Hải. Đây là một trong những vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận, được ngư dân xây dựng từ 1762 tại một làng chài mang tên Thủy Tú, Nay thuộc đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP.Phan Thiết. bên trong Vạn có các sắc phong của các đời vua Nguyễn. những nét văn hóa Hán – Nôm liên quan đến nghề biển được thể hiện ở khám thờ câu đối, hoành phi… điều đặc biệt là Vạn Thủy Tú thờ bộ xương cá voi khổng lồ, được coi là lớn nhất Đông nam Á. đến nay tại Vạn Thủy Tú đã chứa gần 100 bộ xương cá voi ( và nhiều loại khác cùng họ). trong số đó có những bộ xương cá được ngư dân lưu trữ từ hơn 100 năm. chánh điện Vạn Thủy Tú thờ các vị Tiền Hiên, trong khuôn viên Vạn Thủy Tú còn có khoảng đất rộng dành để mai táng cá Ông môi khi cá chết và dạt vào bờ biển. hàng năm tại đây, vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch người dân long trọng tổ chức lễ hội. Vạn Thủy Tú được bộ VHTT ( cũ) công nhận là di tích cấp quốc gia 1996.

Bãi birn Đồi Dương

Đồi Dương là một bãi tắn đẹp. nằm tại nội thành TP.Phan Thiết ( nằm dọc theo đường Võ Thị Sáu, cuối đường Nguyền Tất Thành). Bãi biển đồi dương là điểm hẹn của người dân Phan Thiết, nơi lý tưởng để tắm biển, vui chơi và gặp gỡ bạn bè. dọc bãi tắm là các quán cà phê xinh đẹo nằm dười hàng dương. đối diện bãi biển là các khách sạn, nhà hàng phục vụ du lịch ( khách sạn Đồi Dương 3 sao, Bình Minh 2 sao…). cạnh bãi tắm Đồi Dương là khu vực Novotel Coralia Ocean Dunes & Golf Resort tiêu chuẩn 4 sao.

Tháp Poshanư ( di tích kiến trúc cổ của người Chăm):

Tháp Posanư còn gọi là tháp Phú Hài, tọa lạc trên ngọn đồi Bà Nài cao 50m, cách trung tâm TP.Phan Thiết 6km, hướng ra Mũi Né. Tháp được xây dựng từ TK thứ 8. Gồm 3 tháp, 1 lớn ( tháp chính, tháp A0 và 2 tháp nhỏ ( tháp B và C). Tháp A cao 15m, cạnh đáy dày 20m, có 4 tầng. người Chăm cho xây dựng nhóm tháp trong giai đoạn lịch sử này để thờ thần Shiva ( một trong những vị thần Ấn Độ giáo được người Chăm sùng bái. biều hiện bằng bệ thờ Linga- Yoni còn lưu giữ tại tháp chính. đến thế kỷ 15, người chăm tiếp tục xây dựng một số đền thờ công chúa Poshanư, tương truyền là con vua Para Chanh được nhân dân Chăm yêu quý về tài đức và phép ứng xử của Bà đối với người Chăm đương thời. Tháp có tên gọi là Poshanư từ đó. nhóm đền tháp Poshanư được trùng tu từ năm 1990-2000 và đã được Bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 1991.

Mũi Né

Thuộc phường Mũi Né, TP. Phan Thiết. Mũi Né – tức là mũi đất nhô ra biển, phần khuyết vao nơi tàu bè ghé vào “né” gió. Nơi đây có làng chài tấp nập tàu thuyển đánh cá. Ngày nay khu vực Mũi Né mọc lên rất nhiều khu du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch, trong đó có nhiều khu resort cao cấp tiêu chuẩn 3-4 sao, xây dựng san sát nhau. khu vực Mũi Né có bãi biển chạy dài cả chục cây số, có những rừng dừa cao ( Hàm Tiến) Cổ thụ và rất nhiều bãi tắm sạch đẹp với nước trong xanh, cát vàng. phía trên là những đồi cát trắng và vàng chạy dài tới khu vực Hòn Rơm.

Mũi Né được các nhà đầu tư và du khách chú ý từ dịp đến xem sự kiện nhật thực toàn phần nơi đây vào ngày 24/10/1995. với lợi thế là bờ biển dài, đẹp và những đồi cát ngoạn mục.. mũi né sau được đầu tư khai thách du lịch và trở thành điểm đến nổi tiếng, thu hút lượng khách trong và ngoài nước mỗi năm mỗi tăng.

Đồi Cát

Đồi cát Phan Thiết là địa chỉ du lịch hấp dẫn du khahs, chạy dọc khu Mũi Né – Hòn Rơm. Đó là một khu vực rộng với nhiều đụn cát nhô lên cao thấp, trông như sa mạc rộng lớn. đứng trên đồi cát cao khoảng 40m, du khách có cảm giác dễ chịu bởi gió biển thổi vào mát rượi. đến đây du khách có thể tham gia trò chơi rượt cát vui nhộn.. đồi cá này có nhiều tên gọi khác nhau từ du khách như: đồi cát vàng, đồi cát hồng, đồi cát di động, đồi cát bay… do cảm nhận từ những thay đổi tự nhiên của đồi cát trong ngày. thời điểm tham quan đồi cát thích hợp buổi sáng sớm (5h-8H) và chiều ( 16h30-18h00).

Suối Hồng

nằm cạnh bên đồi cát, suối Hồng là một kiệt tác thiên nhiên kỳ thú. suối được hình thành tự nhiên, nước mưa từ trong đồi cát chảy xuống ( đổ ra biển) đã tạo thành dòng nước chảy mạnh, bào mòn vào đất tạo cho bề mặt đất, có những hình dạng kỳ thú. đó là những cột đất lô nhô, những đường vân ngang dọc có màu hồng, đỏ trông rất đẹp… do cát, đất có màu hồng nên nước suối cũng màu hồng vì vậy suối có tên gọi là suối Hồng. Tuy nhiên, suối chỉ có nước vào mùa mưa.

Hòn Rơm

Qua khỏi mũi Né là tới khu vực Hòn Rơm. Tên gọi Hòn Rơm: mua khô, cỏ cây trên Hòn Rơm khô trụi, từ trên đồi cát nhìn sang Hòn Rơm trông giống như một đụn rơm khổng lồ. Hòn Rơm ngày nay có nhiều khu du lịch từ bình dân đến cao cấp nằm dọc bãi biển. khu vực Hòn Rơm vẫn còn hoang sơ với những bãi tắm sạch đẹp, thoai thoải, nước trong xanh, cát vàng… đến đây ngoài việc tắm biển nghỉ ngoie, du khách có thể thưởng thức hải sản tươi sống với giá bình dân. sò điệp là đặc sản được du khách ưa thích có bán nhiều tại đây.

Bàu Sen

nằm cách TP.Phan Thiết khoảng 40km ( từ Mũi Né- Hòn Rơm chạy thẳng theo con đường nhựa, đi rất thuận lợi) thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc BÌnh. Bàu Sen nằm giữa vùng cát rộng, chập chùng những đồi cát trắng rất đẹp. Bàu có diện tích khoảng 70 ha, độ sâu trung bình 5m, được bao bộc bởi những đụn cát. Bàu có nước trong xanh, sạch sẽ và mát lạnh dù buổi trưa nắng gắt. trong bàu có nhiều cây sen mọc tự nhiên, tươi tốt, quanh năm nở hoa.

Chùa Hang và làng du lịch Cổ Thạch:

Chùa HAng ( hay còn gọi là chùa Cổ Thạch) là một địa chỉ hành hương khá nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận, thuộc xã Bình Thạnh, Huyện Tuy Phong, cách TP. Phan Thiết 105 km về phía bắc. tiền thân chùa Hang là một cái am trong hang đá, trên một ngọn núi cao 64m, do thiền sư Bảo Tạng xây dựng vào khoảng giữa TK thứ 19. chùa nằm cạnh bãi biển xung quanh là những khối đá khổng lề là gác chuông, gác trống, điện thờ phật… đứng trên vị trí chùa Hang, du khách có thể phóng tầm nhìn ra phong cảnh biển, núi xung quanh rất hữu tình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm