Thuyết minh về hội chợ hoa xuân

2 câu trả lời

Bắc Ninh – xứ sở của những làn điệu quan họ, nơi mà chỉ nhắc tên thôi người ta đã xốn xang, xao xuyến bởi những giai điệu say đắm, thiết tha. Mùa xuân về không những mang đến cho Bắc Ninh không khí tàn ngập sức sống mà còn là dịp để lễ hội nổi tiếng nơi đây được tổ chức – Hội Lim. Hội Lim là một trong những lễ hội đặc trưng ngày xuân trên quê hương Việt Nam.

Kinh Bắc xưa kia nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Có lẽ vì thế khi nhắc tới lịch sử, nguồn gốc hội Lim, có giả thuyết cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết sông Tiêu Tương ở các làng quê vùng Lim, căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương và tính chất, đặc điểm của hội Lim là lễ hội sinh hoạt văn hóa và ca hát Quan họ. Hội Lim trở thành hội hàng tổng (hội vùng) vào thế kỷ XVIII. Ông Nguyễn Đình Diễn là người thôn Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục. Ông cho xây dựng trước phần lăng mộ của mình lăng Hồng Vân trên núi Lim. Ghi nhớ những công lao, đóng góp của ông, khi ông mất nhân dân tổng Nội Duệ đã tôn thờ làm hậu thần, hậu Phật hàng tổng. Họ dựng Văn bia lăng Hồng Vân có tên Hồng Vân từ bi ký niên đại Cảnh Hưng 30 (1769) ở đình thôn Đình Cả để ghi chép rõ lai lịch, công trạng và việc thờ phụng hậu hàng tổng Nguyễn Đình Diễn. Song nhiều năm tháng qua đi, hội Lim đã có nhiều lớp văn hóa và những đổi thay.

Hội Lim được tổ chức từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng hằng năm, ở huyện Tiên Du. Lễ hội gồm có hai phần: phần lễ và phần hội. Trước khi bắt đầu, công việc chuẩn bị tập rượt diễn ra rất chu đáo, từ ngày 9 và 10. Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim.

Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Lễ rước mở đầu hội với đoàn rước là đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cầu kì, đẹp mắt, kéo dài tới cả gần cây số. Đặc biệt trong phần lễ có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải có mặt đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần. Các liền anh, liền chị hát quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào để hát thờ. Họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần

Phần hội cũng vô cùng sôi động bởi nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, thi dệt cửi, nấu cơm. Nhưng nhất định phải kể đến phần hát hội. Hội thi hát diễn ra lúc gần trưa, tổ chức hát quan họ trên du thuyền. Trên hồ nước nhỏ, chiếc thuyền rồng rời bến trong âm thanh những câu hát quan họ đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị duyên dáng trong những tà áo tứ thân, đội nón quai thao còn ở phía đầu và cuối thuyền là các liền anh mặc áo dài đội khăn xếp. Tối ngày 12 âm lịch, các làng quan họ sẽ thi hát với nhau. Mỗi làng quan họ được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là phần hay nhất trong cả lễ hội Hội Lim. Những làn điệu quan họ được lưu truyền từ bao đời nay vang lên, làm say lòng người bởi sự ngọt ngào từ lời ca, giai điệu chất giọng đặc trưng của liền anh, liền chị Bắc Ninh.

Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ đã trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ. Hội Lim thể hiện nét đẹp văn hóa lâu đời của Bắc Ninh nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung. Về với Hội Lim là về với xứ sở âm thanh, thơ ca và nhạc điệu náo nức. Những tà áo tứ thân, những nón quai thao, dải yếm lụa, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm… như ẩn chứa cả sức sống mãnh liệt của vạn vật mùa xuân. Thái độ của người dân nơi đây cũng đủ để người đến tham quan bùi ngùi, lưu luyến.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Hội Lim không chỉ là một lễ hội đặc trưng mùa xuân mà còn là niềm tự hào của đất nước và con người Việt Nam. Để rồi khi một lần dừng chân là cả đời nhung nhớ những giai điệu ngọt ngào, da diết:

“Làng quan họ quê tôi

Tháng giêng mùa hát hội

Những đêm trăng hát gọi, con sông cầu làng bao xanh

Làng, những làng quan họ xanh xanh...

Gửi bạn

Bạn ơi bạn có thể cho mình 5* và 1 tim thêm cái chữ màu vàng nha cảm ơn bạn nhiều

Mai và Đào đều là hai loài hoa biểu tượng của mùa xuân và là hoa của ‘ngày tết’.
Tự ngàn xưa, Mai đã được xếp vào loại hoa quý nhất trong ngàn hoa. Hoa mai cũng có rất nhiều loại: tứ quý, hồng mai, bạch mai, chi mai, hoàng mai, mai chiếu thủy, song mai… nhưng phổ biến hơn cả là hoa mai vàng. Hoa mai vàng có màu sắc thắm tươi, mỏng manh cho đến khi lìa cành mà sắc vàng vẫn không thay đổi. Cành mai nâu sẫm, ngắn, rất gân guốc nhưng cũng rất mềm mại duyên dáng. Hoa mai tượng trưng cho phẩm tiết cao quý, khí phách của người quân tử. Rất quý là những chậu mai vàng “cổ”. Đó là những gốc mai lâu năm, thân có nhiều nhánh, nụ nở bung đều và được uốn theo nhiều tầng, nhiều thế như: long phụng hòa duyên, long phụng hợp cẩn, rồng sà, phụng múa, rồng uốn khúc, ngọa hổ tàng long...
Mai vàng phổ biến ở từ miền trung trở vào. Tên khoa học của Mai vàng 5 cánh là Ochna integerrima, còn mai vàng có từ 5 đến 9 cánh, gọi là "mai núi", có tên khoa học là Ochna integerrima (lour.) Merr. Ở Tây Nguyên mai núi phân bố khá rộng khắp. Ngoài ra còn có các loại mai vàng nhiều cánh do lai tạo, chọn giống cải tạo dần, hiện tại có những loài lên tới 120 cánh gọi là "mai cúc", vì cánh lúc này chỉ còn bé tí như nhụy hoa.
Nếu mai là biểu tượng của mùa xuân phương Nam thì ở xứ Bắc, loài hoa vinh dự được chọn là hoa đào.
Cây đào có tên khoa học là Prunus persica. Cây đào chỉ có thể sống tốt trong một khu vực tương đối hạn chế, do chúng có các yêu cầu về độ lạnh mà các khu vực cận nhiệt đới khó có thể phù hợp, tuy nhiên chúng cũng chịu rét rất kém. Loài cây này có thể chịu được lạnh từ khoảng -26 °C tới -30 °C. Các chồi hoa thường bị chết đi ở khoảng nhiệt độ từ -15 °C đến -25 °C, phụ thuộc vào khoảng thời gian rét. Một vài giống thì dễ nhạy cảm với lạnh hơn trong khi các giống khác có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn (vài độ). Ngoài ra, nó cần nhiều nhiệt trong mùa hè để quả có thể chín được, điều này có nghĩa là nhiệt độ cao nhất trong mùa hè có thể nằm trong khoảng 20 °C - 30 °C. Đào cần được trồng ở nơi có nhiều ánh nắng, với sự thông thoáng gió tốt. Điều này cho phép không khí lạnh bị thổi đi vào những đêm sương giá và giữ cho khu vực được mát mẻ vào mùa hè.
Tổ tiên ta thuở bình minh dựng nước trên đất Bắc, khi chọn hoa đào để làm thú tiêu khiển trong ba ngày tết, chắc hẳn đã nghĩ tới màu đỏ thắm rực rỡ của đào giống như viễn ảnh của một năm mới sắp tới cũng trong sáng đẹp đẽ như màu hoa. Sau những ngày đông giá lạnh, sắc hồng của đào như sưởi ấm lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân, những cây đào bích, đào phai càng quyến rũ hơn, giống như khuôn mặt yêu kiều của một cô gái được che phủ mờ mờ bởi một tấm khăn voan mỏng manh. Việc miền Bắc chơi đào, trong khi miền Nam chơi mai trong dịp Tết được giải thích là sau khi mở rộng bờ cõi về phương Nam vốn có khí hậu nóng hơn không thích hợp với việc trồng đào, mỗi khi Tết đến, những người đi mở đất nhớ đến cành đào ngoài Bắc nhưng không thể có được đã chọn mai (một cây hoa rất phổ biến ở trong Nam, đẹp, nhiều hoa lại nở đúng mùa Tết) để thay thế.
Muốn được cành đào và mai đẹp phải bỏ biết bao công chăm bón, nhưng trong các loài hoa, cầu kì nhất trong cách chăm sóc phải là hoa thuỷ tiên. Khi thuỷ tiên nở hoa, mỗi cụm hoa mang một dáng vẻ khác nhau. Dáng phượng múa, dáng rồng bay, dáng hạc chầu, dáng tiên sa... Mỗi cụm hoa thực sự là một tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn độc đáo của bàn tay người yêu hoa, và là kết quả của nghệ thuật gọt tỉa thuỷ tiên khởi từ trước đó hàng tháng trời. Chính bởi vậy, người xưa mới ham thích thú chơi thuỷ tiên, thú chơi giàu sáng tạo và giàu tính thẩm mỹ, nghệ thuật. Với mùi hương thơm ngát mà không nồng nã, ngạt ngào, quyến rũ mà sâu thẳm, kín đáo, dịu nhẹ mà chẳng nhạt nhoà, pha tạp, hương thuỷ tiên thật thanh cao, nổi trội trong thời khắc thiêng liêng của đất trời khi chuyển sang năm mới.
Bên cạnh hoa đào, hoa mai và hoa thuỷ tiên, còn rất nhiều các hoa xuân khác dành cho những sự lựa chọn khác nhau. Những bình hoa cúc, hoa hồng rực rỡ, hoa mơ trong trắng làm ấm thêm không khí sum họp gia đình. Có những loài hoa xuân mộc mạc nơi đồng quê dành tặng cho bất cứ ai có tâm hồn tinh tế. Đó là vạt hoa cải vàng rực rỡ như ủ nắng trong lòng, là hoa xoan tím biếc dịu dàng như thôn nữ. Đôi khi qua ngõ nhà ai bắt gặp một chút hương nhài khêu gợi mà kín đáo, lả lơi mà thắc thỏm, một gốc bưởi cằn nào đó bỗng tỏa làn hương mộc mạc đồng quê… Bông hoa ngày tết chính là hương sắc của mùa xuân dành tặng bạn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm