Thuyết minh về cây viết, về tỉnh An Giang, về chùa bà Năm ở chợ mới An Giang, bình đựng, cái cặp, nón lá Việt Nam,...

2 câu trả lời

Dù có nhiều loại nón đẹp mang phong cách hiện đại, nón lá vẫn giữ cho riêng mình một chỗ đứng trong tâm thức người Việt. Ở nông thôn hay thành thị, người ta vẫn không thể thiếu chiếc nón lá. Loại nón được chế tác hoàn toàn bằng thủ công này vẫn được ưa chuộng dù đối tượng sử dụng đã có phần hạn chế. Chị Mai, người bán vé số tại phường Mỹ Long (TP. Long Xuyên, An Giang), thật tình: “Cuộc sống của tôi lặn lội ngoài đường, đi nắng suốt ngày. Nếu không đội nón lá thì làm sao chịu nổi với thời tiết khắc nghiệt. Với lại, giá nón cũng rẻ, mua một cái đội được nửa năm nên cũng tiện lợi cho dân lao động nghèo”.

Trải dài từ Bắc đến Nam, đâu đâu cũng thấy hình ảnh chiếc nón lá. Bởi, nón lá sinh ra là để gắn kết với đời sống thường nhật của người Việt. Ngày trước, người phụ nữ đặt chân ra khỏi nhà không thể thiếu chiếc nón lá. Nón che nắng che mưa cho chị, nón ra đồng cùng mẹ, nón đi chợ với bà. Đã có một thời, chiếc nón lá là biểu tượng không thể thiếu cùng với tà áo dài trắng tinh khôi tuổi học trò làm xuyến xao bao thế hệ.

Trên những nẻo đường quê, chiếc nón lá xuất hiện nhiều hơn. Không khó bắt gặp những chiếc nón trắng nhấp nhô giữa đồng trưa nắng gắt. Các bà, các chị đều chuộng nón lá bởi không có loại nào tốt hơn khi ra đồng. Có lẽ vì vậy mà trong những bức tranh, ảnh về đồng quê, chiếc nón lá đã mô phỏng được cuộc sống lao động vất vả của người phụ nữ nhưng cũng toát lên một vẻ đẹp mặn mà, dung dị. Chúng lưu giữ lại cái hồn quê mộc mạc, là một phần trong nỗi nhớ khôn nguôi của những người con xa xứ.

 Về cách chế tác, nón lá bài thơ nổi tiếng trong cả nước. Người thợ xứ Huế đã rất kỳ công sáng tạo khi mang những bài thơ lộng vào thân nón. Chính những bài thơ này đã tạo nên nét thi vị, rất riêng cho nón lá đất cố đô. Không đạt đến trình độ chế tác như thế, những người thợ tại xã Hòa An (Chợ Mới, An Giang) vẫn cho ra những sản phẩm phục vụ tốt nhu cầu người sử dụng. Hơn 50 năm theo nghề chằm nón, bà Võ Thị Nhanh, chia sẻ: “Nghề này tôi học từ ông bà, cha mẹ. Lên năm, sáu tuổi đã biết ngồi chằm nón. Bây giờ, tóc đã bạc nhưng vẫn cứ gắn bó với “cái nghiệp” của gia đình. Các con của tôi cũng đang tiếp nối nghề này. Nếu mình siêng năng thì nón lá cũng không phụ mình”.

Nói về thời điểm khởi phát nghề làm nón tại Hòa An, bà Nhanh không thể biết chính xác. Bà chỉ biết rằng, ngày mình còn nhỏ, làng nghề đã phát triển rất thịnh đạt. Hầu như nhà nào trong xóm cũng chằm nón. Lá dùng làm nón được mang từ các hòn của tỉnh Kiên Giang đem về phơi trắng cả lối đi. Ngày nay, nguồn nguyên liệu từ các tỉnh khác như Tây Ninh, Huế cũng được mang về sử dụng nên chất lượng nón có nhiều thay đổi.

Nón lá Hòa An về cơ bản chia làm 2 loại: Nón đi ruộng và nón đi chơi. Hình dáng của 2 loại nón này giống nhau nhưng chất lượng cũng như mức độ thẩm mỹ phân biệt khá rõ rệt. Nón đi ruộng được chằm từ lá mua tại các hòn của tỉnh Kiên Giang, giá bán khoảng 15.000 đồng/cái. Nón đi chơi được làm từ nguồn lá ở Huế  nên chất lượng tốt hơn, được chằm dày hơn, đảm bảo thẩm mỹ hơn nên giá gấp đôi, gấp ba lần nón đi ruộng. Nón lá Hòa An mang đi tiêu thụ khắp nơi từ Châu Đốc, Tịnh Biên, An Phú đến Cần Thơ, Rạch Giá và được bạn hàng ưa chuộng.

Dù là nón đi ruộng hay nón đi chơi, hình ảnh chiếc nón lá vẫn mang nét gần gũi, thân thiết với đời sống của người dân. Qua những chiếc nón chân phương đó, chúng ta cảm nhận được hình ảnh của quê hương, của mẹ, của bà, của những giá trị truyền thống đơn sơ, giản dị. Theo dòng chảy của thời gian, chiếc nón lá vẫn che nắng, che mưa, che chở luôn cái hồn quê thấm đẫm trong suy nghĩ của mỗi người.

Vượt một chặng đường dài từ Huế vào thành phố Hồ Chí Minh, chiếc nón lá được người chủ mua sau chuyến du lịch Huế được đặt vội vàng vào một góc phòng cùng với lỉnh khỉnh các món đặc sản khác của Huế. Chiếc nón lá nhìn quanh phòng và nhanh nhảu chào hỏi: Kính chào các bác, tôi là chiếc nón lá bài thơ, quê ở Huế, nay được vào thành phố sinh sống. Tôi có gì sơ suất, xin các bác thứ lỗi, bỏ qua cho ạ.

 Mọi vật trong phòng đều niềm nở đón tiếp chiếc nón lá. Riêng cái mũ vải lưỡi trai còn mới lắm, tò mò quan sát người khách được xem là họ hàng xa  của mình. Mũ lưỡi trai xin được rờ vào vành nón lá và ngập ngừng muốn biết về chiếc nón vốn ra đời trước và gắn bó với người dân Việt Nam từ rất lâu. chiếc nón lá vui vẻ tự kể về họ hàng nhà nón lá của mình...

Từ xưa, chiếc nón và áo dài duyên dáng đã làm nổi bật bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nón lá tự bao giờ đã trở thành nét đặc thù riêng của người phụ nữ Việt Nam, không ai phủ nhận được. Nón lá có lịch sử rất lâu đời, là một trong những họa tiết được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh. Nón lá gắn liền với đời sống tạo nên nét bình dị, duyên dáng.Một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre, lúc nghỉ ngơi, người nông dân dùng nón quạt cho mát, ráo mồ hôi. Nón lá có nhiều loại, thay đổi theo từng thời kì lịch sử.Binh lính thời xưa dùng nón dấu, nón ngựa hay nón gõ, trong tang lễ hay dùng nón cạp. Trong các lễ hội của người miền Bắc, người phụ nữ mang nón quai thao, hát những câu quan học tha thiết. Nón bài thơ thì là một loại nón đặc trưng của xứ Huế.

Nón lá tuy giản dị, rẻ tiền nhưng một chiếc nón đẹp được làm ra là nhờ những đôi bàn tay khéo léo cần cù. Nghề làm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ, người đàn ông trong gia đình cũng có thể vót tre làm khung nón. Từ cây tre, họ vốt thành từng nan vành một cách công phu, sau đó uốn thành từng vòng tròn trịa. Để cho nón có hình chóp, người ta làm từng vanh nhỏ dần cho lên tới chóp. Lá để làm nón là một loại lá khó tìm, có hai loại là Du Quy Diệp – thời xưa làm tơi dùng để chống mưa gió, một loại khác là Bồ Quy Diệp, lá mỏng và mềm hơn. Ngoài ra ngày nay người ta cũng làm từ nhiều loại lá khác như lá cọ, lá hồi…Khi lấy lá, người ta thường lấy những lá non có màu xanh, sau đó phơi khô, dùng những đồ có mặt phẳng đặt trê nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ đè lên lá, làm công việc này giống như động tác khi là ủi, đổng thời tay kéo thẳng cho lá thẳng ra, nổi lên những đường gân, chọn những lá đẹp để là phần ngoài của nón. Tiếp đó lấy khung nón được làm từ 16 vành chính, khoảng cách bằng nhau. Khâu làm khung phải do thợ chuyên môn làm thì nón mới đều và đẹp. Các vành nón được nối lại với nhau bằng các que tre vót nhỏ. Nếu nón được lót bằng lớp lá đót thì sẽ có độ bền cao hơn. Vành nón thường có đường kính khoảng 41 cm. khi xếp lá lên trên cần phải đều tay, không làm lộ ra các lớp lá xếp đè lên nhau. Người ta phết phía ngoài nón lớp sơn dầu mỏng, trong suốt, vừa tạo độ độ óng cho nón vừa để nước không thấm vào nón qua các lỗ kim vào bên trong. Tóm lại, để làm một chiếc nón cần phải trải qua 15 khâu, từ trên rừng lấy lá, rồi phơi khô, sấy lá, mở lá, là, làm vanh, vành nón, khâu nón, cắt chỉ, thêu non, làm quai… Thời trước khi chưa có chỉ, người ta dùng bẹ lá cây thuộc họ thơm tước lấy phần tơ ngâm nước vài ba ngày cho nát phần thịt, dùng bàn chải, chải lấy phần tơ làm chỉ để chằm nón. Dáng dấp con gái Việt Nam mềm mại, dịu dàng, nếu trên đầu nghiêng nghiêng vành nón trắng. Nụ cười, ánh mắt phía sau vành nón thật e ấp, rạo rực. Mỗi thiếu nữ đều có cái duyên, có cái đẹp như vầng trăng non dưới vành nón lá đi vào lời hát:" Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên.: Bàn tay ” xây lá”, tay chuyền nón Mười sáu vành, mười sáu trăng lên...

Những chiếc nón bài thơ thường trở thành vật trang sức của biết bao phụ nữ. Buổi tan trường, con đường bên sông Hương như dịu lại trong nắng hè cuối ngày oi ả, bởi những dáng mảnh mai của tà áo dài trắng, nón bài thơ. Nghề làm nón nổi tiếng ở các vùng Phú Hồ, Dạ Lễ, Tân Lễ,… còn tồn tại đến bây giờ. Ở các vùng này, ngày cưới họ vẫn giữu dược truyền thống từ xa xưa như rước kiệu, đi kiệu… Nón ngày nay hầu như không còn giữ được phương pháp như ngày xưa nữa, họ quen vơi cách làm nón nhanh và đơn giản. Bảo quản nón rất dễ, mọi người chỉ cần không để nón nơi ẩm ướt, tránh làm rách, làm thủng nón. Để cho nón bóng, ta nên quét lớp dầu mỏng lên

Đời sống văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt nam vẫ thuần túy nguyên hình của nó. Ở bất cứ nơi nào, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng, dọc theo chiều dài đất nước, đều thấy nón lá thấp thoáng ngàn đời không đổi thay. Họ nhà nón chúng tôi vẫn hiện diện song song với các loại nón, mũ chất liệu, dáng kiểu khác nhau để phục vụ cho đời sống con người. Đó là điều chúng tôi rất tự hào. 

Cái mũ lưỡi trai nghe nón lá nói đến đó, nó rất xúc động. Mọi vật trong phòng đều vỗ tay, thân thiện đón chiếc nón vào đại gia đình vật dụng của ngôi nhà ..

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
6 lượt xem
0 đáp án
4 giờ trước