Thuyết minh về cây lúa (ko mạng)

2 câu trả lời

1. MỞ BÀI:

Giới thiệu về cây lúa: một loài cây quen thuộc của làng quê Việt Nam từ bao đời nay.

2. THÂN BÀI:

Nguồn gốc: có từ xa xưa, gắn với lịch sử phát triển của con người.

Đặc điểm:

+ Là loài cây ưa nước, sống ở dưới nước.

+ Có bộ rễ chùm để hấp thụ nguồn chất dinh dưỡng từ đất và ở xung quanh.

+ Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.

+ Bông lúa với nhiều hạt thóc cong xuống như hình lưỡi liềm.

Các giai đoạn phát triển:

Mạ non- cây lúa- bén rễ-hồi xanh-đẻ nhánh-làm đốt-làm đòng-trổ bông-bông lúa chín.

Vai trò:

+ Nguồn lương thực chính, sản xuất ra nhiều loại mặt hàng bánh

+ Xuất khẩu nước ngoài đứng thứ hai trên thế giới

+ Thân cây còn là nguồn thức ăn cho trâu, bò.

+ Các loại lúa chủ yếu là nếp và tẻ.

3. KẾT BÀI:

Cây lúa đã gắn liền với cuộc sống của người nông dân.

Bài làm

Trên triền đê dài miên man, lộng gió của cánh đồng quê nội, tôi chậm rãi ghé sát mình vào một mảnh ruộng để cảm nhận hương thơm dịu ngọt của đất. Văng vẳng bên tai tôi lời nói nhè nhẹ của chị lúa: “Chào bạn! Bạn có biết về cuộc đời họ lúa nước mình không? Mình giới thiệu với bạn này”.

Giọng lúa như tâm tình, thủ thỉ. Tổ tiên của mình bắt nguồn từ xa xưa, được con người phát hiện và thuần chủng nên trở thành cây lúa giống ngày hôm nay đấy. Họ hàng mình đông vui lắm nào là BC, bắc thơm, nếp cẩm, nếp cái nữa… Giống lúa Mộc Tuyền ngày trước phổ biến lắm, bạn biết không cây lúa trưởng thành cao gần bằng đầu người đó. Hạt lúa thơm ngon nhưng chưa đem lại năng suất cao bởi vậy không được bà con nông dân canh tác. Chúng mình là những giống lúa mới được nhà khoa học Lương Đình Của nghiên cứu lai tạo làm tăng thêm sức kháng thể và mang lại năng suất cao hơn, chất lượng cũng được nâng lên. Bạn thấy không, chúng mình thuộc thân cỏ khá mềm yếu, nên mọi người đoàn kết sống gần nhau, nương tựa vào nhau để gió không dễ dàng quật đổ. Lúa nước chúng mình thuộc loại rễ chùm nên đứng khá vững trên mảnh ruộng màu mỡ. Một cây lúa trưởng thành cao khoảng 70- 80 cm và có hệ rễ với tổng chiều dài gần 625km. Những cánh lá của mình dài, có lớp lông phủ trên bề mặt như những lưỡi gươm khua trong gió vậy.

Mình kể bạn nghe về cuộc đời mình nhé. Ở miền Bắc theo thời tiết, các bác nông dân trồng chúng mình theo hai vụ: chiêm và mùa. Vụ chiêm bắt đầu từ tháng giêng tới tháng sáu, còn vụ mùa từ tháng bảy tới tháng mười một. Tháng còn lại ruộng được cày ải và nghỉ ngơi để tiếp nối thời vụ năm sau. Khi mình còn là hạt thóc mẩy, căng tròn, người nông dân gieo chúng mình trên lớp bùn phì nhiêu, được che khum, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, từng mầm lá nảy lên biếc rờn. Lúc đó mình được gọi là mạ. Mạ đem ra ruộng cấy thì mình tên là lúa đó. Sống trong không gian khoáng đạt hơn, như bạn biết đấy, nghề nông phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Như dân gian thường nói:

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên”

Mình nghe chị gió tâm tình, thấy họ hàng lúa nước còn thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của ruộng bậc thang, còn dọc dải đất miền Trung có khi mưa bão, bà con bị mất trắng. Bạn biết không, chỉ sau một tháng trên ruộng, lúa chúng mình đang độ thì con gái. Cả cánh đồng lúc ấy căng tràn sức sống, mơn mởn, đó là giai đoạn chúng mình trưởng thành. Lúc này các bác nông dân bón một số loại phân bón như NPK, Kali… Cụm rễ làm việc siêng năng, bấu vào đất mà hút chất dưỡng chất chuẩn bị cho lúa trổ đòng. Những bông lúa trĩu nặng hạt tròn mẩy khiến thân lúa mình uốn cong. Suốt hai thời vụ, người nông dân thường xuyên ra thăm ruộng để kịp thời ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm như bạc lá hay khô vằn. Công việc nặng nhọc, vất vả bởi các bác thường dọn cỏ, bắt sâu trên lá. Thật đúng là:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Hạt thóc của chúng mình khi vàng ươm được máy gặt về. Những bó lúa dày hạt là thành quả cho cả quá trình lao động miệt mài của người lao động. Sau khi lúa gặt về, chỉ còn lại trên cánh đồng những gốc rạ khẳng khiu. Cả cuộc đời mình gắn bó với người nông dân như thế đấy.

Mình đang sống và cống hiến sức mình cho cuộc đời, bạn ạ. Nhờ có hạt thóc nhỏ giúp nước ta trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa gạo trên thị trường quốc tế. Hạt ngọc thực làm cuộc sống dân ta trở nên no đủ hơn. Nhìn những cô cậu học trò khôn lớn mình cũng thấy phần nào tự hào về đóng góp của mình.

Mặt trời ngả bóng về phía tây, tôi tạm biệt các bạn lúa. Đi trên triền đê lộng gió trở về làng, tôi phóng tầm nhìn rộng hơn, cả cánh đồng vẫn dập dờn trong gió, ghé đầu vào nhau trò chuyện. Qua câu chuyện ngắn ngủi của lúa giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về cây lương thực này.

I). Mở bài:

- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam

- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.

II) Thân bài:

1. Khái quát:

- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.

- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.

2. Chi tiết:

a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:

- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.

- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.

- Có 2 vụ lúa: Chiêm, mùa.

b. Cách trồng lúa: Phải trải qua nhiều giai đoạn:

- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.

- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng

- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.

- Ruộng phải sâm sấp nước.

- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.

- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…

c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:

- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.

- Có nhiều loại gạo: Gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…

* Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.

* Lúa nếp non dùng để làm cốm.

- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: Bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…

Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.

d. Tác dụng:

- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.

- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.

- Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống tâm hồn của người Việt Nam

III) Kết bài:

- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt

- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm