Thực trạng,nguyên nhân, đề xuất, giải pháp ( quốc gia,liên hệ bản thân) của tài nguyên rừng,tài đa dạng sinh học,tài nguyên đất
2 câu trả lời
- Tài nguyên rừng
- Hiện trạng:
- Diện tích rừng giảm mạnh, hiện nay đang được phục hồi:
+ Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)
+ Năm 1983: diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, giảm gần ½ so với thời điểm năm 1943.
+ Năm 2005: 12,7 triệu ha (độ che phủ 38%), xu hướng tăng trở lại, chủ yếu là rừng trồng.
- Độ che phủ rừng năm 2005 đạt 38% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%). Độ che phủ như hiện nay là thấp so với đất nước có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi như Việt Nam.
- Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu; đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng non, rừng mới phục hồi.
- Nguyên nhân:
- Khai thác rừng bừa bãi, không theo quy hoạch.
- Du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy.
- Hậu quả chiến tranh và vơ vét tài nguyên.
- Tự nhiên: cháy rừng, bão, sạt lở đất, lở núi…
- Các biện pháp bảo vệ:
- Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
- Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
- Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
- Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010. Ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong trồng mới và bảo vệ rừng
- Tài nguyên rừng
- Hiện trạng:
- Diện tích rừng giảm mạnh, hiện nay đang được phục hồi:
+ Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu)
+ Năm 1983: diện tích rừng giảm còn 7,2 triệu ha, giảm gần ½ so với thời điểm năm 1943.
+ Năm 2005: 12,7 triệu ha (độ che phủ 38%), xu hướng tăng trở lại, chủ yếu là rừng trồng.
- Độ che phủ rừng năm 2005 đạt 38% nhưng vẫn thấp hơn năm 1943 (43%). Độ che phủ như hiện nay là thấp so với đất nước có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi như Việt Nam.
- Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu; đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng non, rừng mới phục hồi.
- Nguyên nhân:
- Khai thác rừng bừa bãi, không theo quy hoạch.
- Du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy.
- Hậu quả chiến tranh và vơ vét tài nguyên.
- Tự nhiên: cháy rừng, bão, sạt lở đất, lở núi…
- Các biện pháp bảo vệ:
- Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.
- Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
- Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
- Nhà nước có chính sách giao đất giao rừng cho người dân và thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010. Ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong trồng mới và bảo vệ rừng.
2. Đa dạng sinh học
- Hiện trạng:
- Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng.
+ Thực vật giảm 500 loài trên tổng số 14.500 loài đã biết, trong đó có 100 loài có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Thú giảm 96 loài trên tổng số 300 loài đã biết, trong đó có 62 loài có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Chim giảm 57 loài trên tổng số 830 loài đã biết, trong đó có 29 loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Quy mô các quần thể sinh vật và môi trường sống của chúng đang bị thu hẹp nhanh chóng.
- Nguyên nhân:
- Khai thác quá mức (săn bắn trái phép, không theo quy định) làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.
- Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) đặc biệt là môi trường nước làm cho nguồn thuỷ sản bị giảm sút.
- Thu hẹp môi trường sống của các loài sinh vật do các hoạt động kinh tế và dân sinh.
- Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học
- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển (đến năm 2007 đã có 30 vườn quốc gia được thành lập).
- Ban hành Sách đỏ Việt Nam để bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Quy định về việc khai thác về gỗ, động vật, thuỷ sản. Không khai thác các loài có tên trong Sách đỏ, không khai thác vào mùa sinh sản, không khai thác trái phép.
- Sử dụng luật pháp làm công cụ pháp lí bảo vệ đa dạng sinh học.
3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
* Hiện trạng sử dụng đất
- Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng; 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên), 5,3 triệu ha đất chưa sử dụng.
- Đánh giá: Diện tích đất có rừng nhỏ, độ che phủ thấp so với đất nước ¾ là đồi núi như VN; diện tích đất nông nghiệp nhỏ so với nước nông nghiệp và đông dân cư; diện tích lãnh thổ nhỏ nhưng diện tích đất chưa sử dụng lại lớn; nguy cơ hoang mạc hóa lớn nếu canh tác quá mức và không hợp lí.
- Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người thấp (0,1 ha, 1/6 trung bình thế giới). Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi rất hạn chế, đang bị đất chuyên dùng và thổ cư lấn sang.
- Sử dụng đất không hợp lí trong thời gian dài, nhiều nơi đang bị thoái hóa, bạc màu, cải tạo đất hoang hóa mất nhiều thời gian và chi phí cao.
- Suy thoái tài nguyên đất: cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá (chiếm khoảng 28%).
* Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
- Đối với đất vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng, đào hố vảy cá; trồng các loại cây phù hợp với mỗi loại đất.
+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông –lâm kết hợp. Trồng rừng xen các loại cây công nghiệp, cây dược liệu, cây ngắn ngày.
+ Bảo vệ rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư, đốt nương làm rẫy.
- Đối với đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng:
+ Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích.
+ Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu.
+ Bón phân hữu cơ cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, thoái hóa đất.
+ Phát triển thủy lợi, thau chua rửa mặn đất nhiễm phèn, mặn.