Thông qua cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975-1979) và bảo vệ biên giới phía Bắc (1979) e có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh này và trách nhiệm của chúng ta trong thời điểm hiện nay như thế nào??? Mong các proo giúp e vứi!!!

1 câu trả lời

Cách đây 42 năm, với đường lối, chính sách cực kỳ phản động và diệt chủng của tập đoàn Pol Pot - Iêng Sary (Khmer Đỏ), chỉ sau 3 năm 8 tháng 20 ngày cầm quyền, chúng đã giết hại dã man hàng triệu người Campuchia, tàn phá, làm đảo lộn toàn bộ đất nước và xã hội Campuchia. Sự khủng bố và giết người man rợ của Khmer Đỏ không chỉ dừng lại trên đất nước Chùa Tháp mà còn được mở rộng thành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, gây thương vong hàng chục ngàn người, cướp bóc, đốt phá hàng ngàn làng mạc, trường học, bệnh viện, trạm xá làm cho vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam đang yên bình bổng chốc trở nên tan hoang, đau thương, tang tóc.ừ ngày 3 đến ngày 5 tháng 5 năm 1975 Khmer Đỏ đánh chiếm một phần  đảo Phú Quốc, ngày 8 tháng 5 năm 1975 Khmer Đỏ liên tiếp đưa quân xâm nhập vào Hà Tiên, An Giang, Tây Ninh, Gia Lai, Kon Tum  và  ngày 10 tháng 5 năm 1979 chúng đánh chiếm đảo Thổ Chu bắt giết hơn 500 người dân. Từ ngày 30 tháng 4 năm 1977 quân Khmer Đỏ mở cuộc tiến công toàn tuyến biên giới Tây Nam. Riêng tỉnh An Giang, chúng tấn công 13/15 xã và 13 đồn biên phòng. Trong gần 2 năm 1977-1978, chúng tàn sát nhân dân các xã vùng biên giới Tây Nam, giết 30.000 người, 40.000 người dân bị mất nhà cửa, hàng trăm cơ sở thờ tự các tôn giáo bị đốt phá, cướp hơn 1.000 trâu bò, có 3.000 ngôi nhà bị bỏ hoang. Quân Khmer Đỏ được hơn 1 vạn cố vấn nước ngoài xây dựng, huấn luyện, đốc chiến. Từ tháng 6 năm 1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã xác định được đối thủ do nước ngoài thực hiện chiến tranh làm Việt Nam phải “đổ máu” qua tay Pol Pot và cử tướng Lê Trọng Tấn - Phó Tổng tham mưu trưởng vào chỉ huy chiến trường đặc biệt này. Việt Nam luôn nỗ lực giải quyết các mâu thuẩn và xung đột ở biên giới Tây Nam bằng biện pháp hòa bình. Trong suốt 10 năm giai đoạn 1966 - 1977, Trung ương Đảng ta vẫn nhận định: “Đảng Campuchia là Đảng cách mạng, Chính phủ do Đảng lãnh đạo, nhân dân Campuchia vẫn là anh em. Những hành vi diễn ra trong thời gian qua là do sai lầm của một số địa phương, một số cán bộ khu vực, không phải là chủ trương của Đảng và Nhà nước Campuchia”. Vì vậy Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo: “ Chỉ tự vệ khi họ nổ súng xâm chiếm lãnh thổ”, nên các lực lượng vũ trang của ta ở tuyến biên giới thường xuyên bị động.Quá khứ lùi xa và khói lửa của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam đã qua hơn 40 năm, nhưng âm vang của nó vẫn còn vọng lại với nhiều ý nghĩa lịch sử đối với Việt Nam, Campuchia và thế giới. Đây là cuộc đấu tranh chính nghĩa, cuộc đấu tranh tự vệ chính đáng của quân và dân Việt Nam. Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp nhân dân xứ sở Chùa Tháp trước bờ vực diệt vong. Đồng thời, Việt Nam đã góp phần giữ vững hòa bình, ổn định cho khu vực và thế giới. Chiến tranh đã qua, nổi đau và những tổn thất mất mát từ cuộc chiến ấy sẽ mãi mãi gợi nhớ cho chính phủ và nhân dân hai nước luôn luôn trân trọng và gìn giữ nền hòa bình, độc lập, tự do và tình hữu nghị vô cùng quý báu mà cả hai dân tộc Việt Nam - Campuchia đã gắn sức xây dựng và vun đắp mãi xanh tươi, đời đời bền vững./.