Thời cổ đại thì quan lại phương đông lẫn phương tây sống như thế nào ak
1 câu trả lời
Điều kiện tự nhiên:
+ Phương Đông: ĐKTN thuận lợi, mưa thuận gió hòa, ở gần lưu vực các con sông nên đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. Khó khăn: lũ lụt, thiên tai,...
+ Phương tây: nằm ven Địa Trung Hải, có nhiều đảo, nhiều cảng biển, thuận lợi cho giao thông trên biển và nghề hàng hải,... Khó khăn: Đất khô và cứng, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyện, đất canh tác ko màu mỡ nên chỉ thích hơp với những cây lâu năm gây ra thiếu lương thực phải nhập khẩu.
- Kinh tế:
+ Phương Đông: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi.
+ Phương Tây: Kt chủ yếu là công nghiệp, thương nghiệp, buôn bán.
- Về xã hôi:
+ Phương Đông có 3 giai cấp:
_ Quý tộc (vua, quan lại): đứng đầu giai cấp thống trị bóc lột, có nhiều của cải và quyền thế.
_ Nông dân công xã (nhận ruộng đất của làng xã về canh tác): là lực lương đông nhất trong xã hôi, có vai trò to lớn trong sản xuất và phải nộp thuế.
_ Nô lệ (nông dân nghèo, không trả dc nợ): là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phải làm việc nặng nhọc, hầu hạ cho quí tộc.
+ Phương Tây cũng có 3 giai cấp:
_ Chủ nô: là những người rất giàu, có thế lực về kinh tế.
_ Bình dân: dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.
_ Nô lệ: là lực lương rất đông đảo, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của đời sống, hoàn toàn phụ thuộc vào người chủ của mình, không có chút quyền lợi cá nhân nào.
- Về chính trị:
+ Phương Đông là chế độ quân chủ Trung Ương tập quyền. Vua là chủ tối cao của đất nước, có quyền quyết định mọi công việc của đất nước. Vua dựa vào quí tộc và tôn giáo đề cai trị đất nước, ngoài ra giúp việc cho vua còn là một bô máu hành chính quan liêu.
+ Phương Tây: chế độ dân chủ. Quyền lực đất nước ko nằm trong tay quí tộc mà tập trung trong tay hội đồng công dân. Mọi công dân có quyền quyết định công việc của nhà nước.