Thi kể Truyện dân gian Hưng Yên ( Triệu Quang Phục , Phạm ngũ lão , Tướng Quân Hương Thảo , Trần Tú Dĩnh ,….)
2 câu trả lời
Thánh Tam Giang là danh xưng mà người dân Việt Nam tôn vinh chung hai vị tướng Trương Hống và Trương Hát được thờ ở 372 làng thuộc lưu vực ba con sông là sông Cầu, sông Thương, sông Cà Lồ. Đây là những vị tướng không chỉ được nhắc tới nhiều nhất dưới thời vua Triệu Quang Phục mà còn gắn liền với huyền thoại ra đời tác phẩm Nam quốc sơn hà, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của người Việt. Danh xưng thánh Tam Giang xuất phát từ tên gọi mà các triều đại Phong kiến Việt Nam phong cho hai ông: Tam Giang thượng đẳng thần. "Tam Giang" còn bắt nguồn từ cách gọi chung của ba con sông nói trên, nơi có nhiều đền thờ hai ông. Hai anh em thánh Tam Giang là bậc tướng, trí dũng song toàn, "sinh vi dũng tướng, tử vi minh thần". Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ vùng trung du thì việc thờ Thánh Tam Giang Trương Hống, Trương Hát rất phổ biến, đặc biệt tập trung dày đặc ở các làng quan họ cổ đất Kinh Bắc. Theo tác giả Thanh Huyền trên trang của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Bắc Giang thì: "Thánh Tam Giang là nhân vật huyền thoại được xây dựng có lý lịch trần gian trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Các bản thần tích cho thấy đức Thánh Tam Giang là các vị Thần sông được nhân Thần hoá vào thế kỷ X và được phong Thần thờ ở sông Cầu từ thế kỷ X trở đi".
Phạm Ngũ Lão (1255–1320) là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Còn gọi là Đức Thánh Phạm, Phù Ủng Đại Vương, là vị Thánh rất được tôn thờ trong tín ngưỡng Đức Thánh Trần. Ông quê làng Phù Ủng (Hưng Yên), ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh, là con rể của Hưng Đạo Vương, chồng của Vương Cô Đệ Nhị Đại Hoàng Công Chúa Trần Thị Tĩnh. Ông là người góp công rất lớn trong cả hai cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1288. Đương thời, danh tiếng của ông chỉ xếp sau Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – người được xem như vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự phong kiến Việt Nam.
Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé Ngũ Lão đã tỏ ra khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗ Tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tại sao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm.
Ngũ Lão thường ngồi đan sọt ở ven đường. Hưng Đạo Vương có lần đi ngang qua Đường Hào thấy Phạm Ngũ Lão ngồi vệ đường đan sọt. Quân lính kéo đến dẹp lối đi mà Ngũ Lão vẫn ngồi thản nhiên, đâm cả giáo vào đùi chảy máu mà ông vẫn không nhúc nhích. Thấy lạ, Vương hỏi, ông đáp rằng do mải nghĩ một câu trong binh thư nên không để ý. Hưng Đạo Vương biết người tài, cho ông ngồi cùng kiệu đưa về kinh sư, rồi lại gả con gái thứ cho. Nàng là Trần Thị Tĩnh, con ruột của Vương, nhưng do tôn thất nhà Trần có lệ chỉ được cưới người trong hoàng tộc mà Vương phải đổi danh nghĩa cô thành con gái nuôi để gả cho Phạm Ngũ Lão. Ông là một vị tướng tài dưới trướng Trần Hưng Đạo, lập nhiều chiến công trong chiến tranh chống quân xâm lược Nguyên Mông tại Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, sau được thăng tới chức Điện Suý Thượng Tướng Quân.
Khi mất ông được phong "Thượng đẳng phúc thần", dân tôn kính lập đền thờ ở quê nhà Phù Ủng.
Đức Thánh Phạm về ngự đồng mặc áo đỏ, múa chấp kích, giáo xuyên vào đùi hoặc thanh long đao. Ngài thường về ngự cuối buổi chầu để tiễn đàn Trần Triều.