Theo em quảng nam chúng ta có tiếp tục đẩy mạnh mô hình nông nghiệp sạch này nữa ko? vì sao? Hiện trạng của nền nông nghiệp nước ta hiện nay? Liên hệ ở địa phương em (Quảng Nam)?

1 câu trả lời

- Chúng ta không nên tiếp tục đẩy mạnh mô hình nông nghiệp sạch: Vì

   + Các yếu tố về điều kiện khí hậu nông nghiệp không đều, số giờ nắng ít, nhiệt độ không khí thấp trong mùa đông

   + Không đủ đất thích hợp cho sản xuất trồng trọt 

      . Xói mòn đất và sự suy giảm khả năng canh tác của đất 

      . Thiếu đất trồng trọt

   + Chậm trễ phát triển cơ sở hạ tầng và thiếu kỹ thuật canh tác thích hợp

      . Thiếu công trình thủy lợi 

      . Hạ tầng cơ sở thấp kém

      . Kiến thức và kỹ năng kỹ thuật thấp kém

      . Những ruộng đất nghèo không được gia cố trên sườn núi 

      . Thực tiễn canh tác truyền thống liên tục

    + Thiếu các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp

      . Dịch vụ khuyến nông yếu

      . Thiếu thông tin cần thiết cho việc cải tiến công nghệ trồng trọt

      . Tín dụng thể chế không hiệu quả với các nông dân vay nhỏ

    + Các vấn đề và hạn chế về kinh tế xã hội

      . Sức ép dân số đối với đất đai canh tác 

      . Chức năng marketing nông sản yếu 

      . Thiếu công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch

      . Thiếu cơ sở chế biến nông sản

- Hiện trạng của nền nông nghiệp nước ta hiện nay:

   + nông nghiệp phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng nhanh. Trong gần 35 năm đổi mới toàn diện đất nước, nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài; các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản đều có tốc độ phát triển đáng kể. Tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,02%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào tăng trưởng chung. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có những bước tiến vượt bậc. Năm 1986, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 400 triệu USD; đến năm 2007 đạt tới 12 tỷ USD; năm 2017 đạt hơn 36 tỷ USD; năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, thặng dư thương mại đạt mức cao 10,4 tỷ USD, tăng 19,3% so với năm 2016. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, như gạo, cà-phê, cao-su, hạt điều, hồ tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản..., đứng nhóm hàng đầu thế giới.

- Liên hệ ở địa phương em

  + Quán triệt và thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Quảng Nam tích cực đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Dựa trên cơ sở quy hoạch các ngành, lĩnh vực có ưu thế của địa phương như lâm nghiệp, dược liệu, thủy sản, chăn nuôi, tỉnh đã lập 7 quy hoạch mới, gồm: bảo vệ và phát triển rừng; bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh; bảo tồn và phát triển cây dược liệu; bảo tồn và phát triển quế Trà My; phát triển thủy sản; phát triển chăn nuôi tập trung; phát triển thủy lợi. Đồng thời, triển khai rà soát, ban hành các cơ chế, chính sách mới, như: Cơ chế khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã; chính sách hỗ trợ, nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; và 7 cơ chế phát triển theo 7 quy hoạch mới... Bên cạnh đó, tỉnh triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tổ chức lại sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cơ giới hoá vào sản xuất, khuyến khích phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại hữu cơ, thực sự trở thành nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho xây dựng nông thôn mới.

   + Sau 5 năm triển khai thực hiện quyết liệt cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp địa phương chuyển dịch theo hướng tích cực và tiếp tục duy trì tăng trưởng, hiệu quả trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng bình quân giá trị tổng sản phẩm nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2015 - 2020 là 4%/năm, đạt kế hoạch đề ra(1). Trong cơ cấu nội bộ ngành, giảm tương đối tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp, thủy sản(2). Giá trị sản xuất nội bộ ngành trong nông nghiệp, trồng trọt đạt mục tiêu kế hoạch tái cơ cấu đến năm 2020 (<60%), bước đầu duy trì liên kết sản xuất có hiệu quả(3). Chăn nuôi bò ổn định tăng trưởng và phát triển, gia cầm phát triển mạnh, ước năm 2020 đàn bò hơn 172 nghìn con, tăng 2,75%, đàn gia cầm trên 8,5 triệu con, tăng hơn 1,5 lần so với năm 2015. Sản lượng thủy sản tăng 1,15 lần so năm 2015. Lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh, bình quân 11,03%/năm; cây dược liệu khu vực miền núi phát triển khá và đã có kết quả bước đầu, chỉ tính trong 2 năm (2018, 2019), diện tích cây dược liệu tăng 491ha, cây quế tăng 917ha.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Các bạn giúp mình bài này mình cần gấp KHÔNG CÓ đoạn văn đâu!!!!! Có một câu chuyện như sau: Một tù trưởng Cherokee đưa hai đứa cháu của mình vào rừng dạo chơi. Sau một lúc đi dạo, ba ông cháu ngồi nghỉ bên một gốc cây và ông bắt đầu nói với hai đứa trẻ: “Có một cuộc chiến tồi tệ đang xảy ra ở bên trong ông. Đây là cuộc chiến giữa hai con sói. Một bên là con sói của nỗi sợ hãi, đều giả, kiêu ngạo và tham lam. Bên kia là con sói của lòng dũng cảm, tử tế, khiêm nhường và yêu thương”. Hai đứa trẻ im lặng lắng nghe câu chuyện của ông cho đến khi thấy ông bảo rằng: “Cuộc chiến đang xảy ra giữa hai con sói này cũng đang diễn ra trong các cháu, không khác gì mọi người”. Hai đứa trẻ suy nghĩ một lúc rồi hỏi vị tù trưởng: “Ông ơi, vậy con sói nào sẽ chiến thắng?”. Người ông nhẹ nhàng nói: “Con sói mà cháu đang nuôi dưỡng.” (Theo “Sau này con sẽ hiểu” – Marc Gellman) Câu 1: Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên và cho biết dấu hiệu nhận biết của nó. Câu 2: Trong câu chuyện với hai đứa trẻ, tù trưởng Cherokee luôn nhắc đến “một cuộc chiến”. Em hiểu cuộc chiến này là gì? Từ đây, em hãy cho biết ý nghĩa câu chuyện này cần được hiểu theo nghĩa tường minh hay hàm ý? Câu 3: Nếu được lựa chọn một nhan đề cho câu chuyện, em sẽ lựa chọn như thế nào? Câu 4. Xác định và chỉ rõ 2 phép liên kết có trong đoạn văn trên.

10 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước