Theo em hiểu "kỉ luật tự giác bắt nguồn từ khát vọng làm chủ bản thân mình" là ntn?

2 câu trả lời

Có thể nói “ý thức tự giác” là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen mới trong cách nghĩ, cách hành động và diễn thuyết nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến thành công.

Trong cuộc sống, ai chẳng có những ước mơ cho riêng mình. Những con người cầu toàn luôn mong muốn những thành công riêng cho bản thân. Sẽ thật trẻ nhạt nếu con người không có khát vọng. Nghị luận xã hội về khát vọng và tham vọng sẽ giúp mỗi chúng ta hiểu được sự khác nhau giữa khát vọng và tham vọng là gì.

     Khát vọng chính là mơ ước trong mỗi chúng ta, có thể nó không phù hợp với môi trường sống, hoàn cảnh sống của bản thân. Có thể nó là một ước mơ viển vông cho tương lai. Đó có thể là giấc mơ được làm bác sĩ, giáo viên của những cô cậu học trò nhỏ. Giấc mơ được ăn ngon, mặc đẹp của những số phận kém may mắn. Giấc mơ được đi học của những em bé nhỏ thiếu thống vật chất. Giấc mơ làm giàu vượt lên trên số phận. Tất cả đều là những hoài bão, những khát vọng, cũng chính là động lực giúp ta sống tốt, giúp ta vươn lên để đạt được những ước mơ của mình. Khi ước mơ đó đã phù hợp với điều kiện của bản thân, nó sẽ giống như chiếc bàn đạp, tiếp thêm đọng lwujc cho ta hoàn thiện ước mơ ấy, để bản thân tự hào về chính mình, để gia đình tự hào về bạn, để những người xung quanh phải ngưỡng mộ. Nhưng khác với khát vọng, tham vọng chính là những ham muốn ảo tưởng về bản thân. Người có tham vọng lúc nào cũng nghĩ mình giỏi giang hơn người khác, chẳng bao giờ nhìn nhận tài năng của những người xung quanh, lúc nào cũng nghĩ mình hơn người. Nghị luận xã hội về khát vọng và tham vọng cho ta thấy sự khác biệt về tính cách của hai hướng tính cách. Người có khát vọng lúc nào cũng khắt khe với bản thân, luôn không hài lòng với những gì mình đặt ra và yêu cầu mình phải làm tốt hơn so với những gì đã từng, luôn phấn đấu không ngừng để tiếp thu, học hỏi, rèn luyện, trau dồi để trưởng thành hơn. Người có tham vọng không hài lòng về những gì mình có nhưng cũng không bao giờ nhận lỗi về mình, không phấn đấu theo chiều hướng tích cực. Những người tham vọng còn có những đăc điểm không tốt như ảo tưởng vị trí và kết quả của mình, nếu không như mong đợi, họ thậm chí có thể bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được nó. Hay họ luôn cay cú, sẵn sàng kết oán với đối thủ của mình. Trong cuộc sống, mọi người ai cũng có khát vọng cho riêng mình, nhưng cần phải biết chọn lựa phương thức sống phù hợp với bản thân, để không làm mất đi giá trị của bản thân. Hướng đến những điều lớn lao là đúng, hướng đến sự thành công là đúng, nhưng không phải con đường dẫn đến thành công nào cũng trải sẵn hoa hồng. Phải có cố gắng, có quá trình mới đạt được thành công đó. Người có khát vọng là người nhận thức đúng đắn bản thân mình là ai, mình đến từ đâu, mình có những gì, mình cần phải làm gì. Những người này thường có một trái tim say mê lý tưởng, một lý trí vững mạnh, một sự nhạy bén tư duy tốt, khi ấy họ nhận thức được đâu là đúng, đâu là sai, chọn con đường nào là nên hay không nên. Tham vọng là hiện tượng tâm lý ít nhiều mang chiều hướng tiêu cực của con người. Những người quá tham vọng sẽ bất chấp đạo đức, bất chấp luật pháp, bất chấp tình người, bất chấp tất cả để thưc hiện mục đích của mình. Trong thực tế, nhiều người sống không có khát vọng, lại bị những người có tham vọng làm cho mờ mắt, đi theo chiều hướng xấu, chiều hướng tiêu cực, dễ rơi vào con đường tội lỗi.

    Nghị luận xã hội về khát vọng và tham vọng xong chúng ta nên chọn con đường đi đúng đăn, lý trí. Dù con đường ấy có một chút khó khăn, một chút vất vả, nhưng lại là con đường vinh quang hơn cả. Đừng vì một phút lầm lỡ, mọt danh vọng phút chót mà vướng vào con đường tội lỗi không thể thoát ra được. khát vọng là lẽ sống, là mục đích sống cao đẹp, tích cực.