Theo bạn hiện tại các chính sách của nhà nước đối với trẻ em như vậy có đầy đủ chưa và nêu ra đề xuất thực hiện trong thời gian tới( viết không quá 2 trang giấy A4)

2 câu trả lời

các tình trạng bạo hành trẻ em của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang có xu thế gia tăng và theo nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Bên cạnh những việc làm có ý nghĩa như hiện tượng cá nhân tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang thì vẫn còn không ít những quyền của trẻ em hiện nay đang bị xâm hại và không được coi trọng. Tất cả những vấn nạn gây ra nhiều tổn thương về tinh thần cũng như thể xác của các em cũng cần được đưa ra để có những biện pháp xử lý cụ thể nhất, nhằm có thể răn đe cho người sau. Trẻ em cũng nên được giáo dục hiểu biết về luật pháp cũng như những quyền của chính mình. Các em luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của người thân và toàn xã hội. Ta nhận thấy được chính nhờ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, chính phủ Việt Nam, hay đó cũng còn là chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội đối với trẻ em hiện nay được quan tâm trên nhiều khía cạnh. Trong những năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em dường như cũng lại ra đời đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống còn, và có cả các nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển và nhóm quyền tham gia. Có thể khẳng định được rằng cũng chính công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em. Đồng thời nó cũng chính là những điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Sự kiện tiếp theo có thể nhận thấy được vào năm 1990, Tuyên bố thế giới… đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Dễ dàng nhận thấy được cũng chính tuyên bố này một lần nữa thể hiện sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và tương lai của trẻ em. Nhận thấy được rằng chính   tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Đồng thời nó cũng lại thật phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực… của thế hệ trẻ. Chúng ta như không thể nào có thể quên được ngay trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ viết: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Thông qua lời căn dặn này ta đồng thời cũng có thể nhận thấy được trẻ em là người sẽ quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế. Như vậy có thể nói  Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, nên hãy biết yêu quý và bảo vệ các em để tránh những điều không tốt làm tổn hại đến nhân phẩm cũng như thể xác

>>Chúc bạn học tốt<<

   

Ngày nay, nhiều trẻ em ở Việt Nam được hưởng cuộc sống chất lượng mà thế hệ đi trước không bao giờ có thể hình dung ra. Tuy nhiên, vẫn còn trẻ em và người chưa thành niên bị bỏ lại phía sau bởi tác động của sự phát triển kinh tế xã hội năng động này và tiếp tục sống trong điều kiện thiếu thốn và bị loại ra ngoài.

Những chênh lệch ngày càng tăng này bị ảnh hưởng bởi sắc tộc, giới tính, quê quán và khuyết tật. Nghĩa là một phần năm trẻ em (khoảng 5,5 triệu) bị thiếu thốn ít nhất trong 2 lĩnh vực: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường, hoặc hòa nhập xã hội. Tính dễ ​​bị tổn thương do khi hậu tác động đến hơn 74% dân số, đặc biệt là những người nghèo thiếu khả năng chống lại những cú sốc, trong khi tốc độ đô thị hóa càng làm trầm trọng thêm tính dễ bị tổn thương của các gia đình đi cư, là những gia đình ít tiếp cận được với dịch vụ xã hội.

Như vậy có nghĩa là nhiều trẻ em vẫn không có được sự khởi đầu tốt nhất và không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, với 100 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày do nguyên nhân có thể ngăn ngừa được – con số này ở các vùng dân tộc miền núi phía Bắc cao gấp 3,5 lần. Mặc dù người dân tộc thiểu số chiếm 15% tổng dân số, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của nhóm dân tộc này cao gấp 3,5 lần so với người Kinh. Sự thiếu hụt về sức khỏe và dinh dưỡng cũng khiến 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị còi cọc, để lại tổn thương não và thể chất vĩnh viễn. Nước và vệ sinh không an toàn vẫn là nguyên nhân đáng kể gây các bệnh truyền nhiễm, với ba triệu trẻ em bị thiếu nước sạch.

Nhận thức được những thách thức này, Chính phủ Việt Nam hợp tác với UNICEF cam kết xây dựng các chính sách và luật nhằm đáp ứng nhu cầu và giải quyết bất bình đẳng ở trẻ em tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quyền trẻ em để đảm bảo mọi trẻ em phát triển tối đa tiềm năng của mình và hưởng lợi từ sự thịnh vượng của đất nước.

Mình lấy trên mạng nên ko biết có đúng ko nha