Thầy cô giúp em phân tích nhân vật tràng trong buổi sáng hôm sau với ạ. Em cảm ơn.
1 câu trả lời
Vợ Nhặt được lấy bối cảnh từ nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945 khi mà đất nước ta óc đến 2 triệu người chết đói.Nhân dân ta chịu cảnh áp bức một cổ hai tròng.Ở miền Bắc, phát xít Nhật bắt dân ta phải nhổ lúa trồng đay. Thực dân Pháp thì ra sức vơ vét thóc gạo của người nông dân. Hậu quả là đến cuối năm 1945, người dân rơi vào thảm cảnh bi thương khi hàng triệu người bị chết đói.Đây được xem là nạn đói lớn nhất trong lịch sử. Nhưng kỳ lạ thay ngay cả trong hoàn cảnh đói khát tăm tối nhất khi người ta cận kề bên miệng vực của cái chết thì những con người lao động Việt Nam vẫn lạc quan hướng về tương lai hạnh phúc hơn.
“Vợ Nhặt” là truyện ngắn được trích trong tập truyện “Xóm ngụ cư” của nhà văn Kim Lân. Câu truyện kể về nhân vật anh cu Tràng một người nông dân hiền lành chất phác trong nghịch cảnh lại có được hạnh phúc lứa đôi.Không chỉ xây dựng nhân vật thành công qua nét tính cách và ngoại hình, Kim Lân còn khắc họa rất thành công diễn biến tâm trạng của nhân vật này. Đặc biệt thông qua đoạn trích:
"Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy.......….. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…”.
Trong buổi sáng hôm sau, anh Tràng đã có những cảm xúc mới mẻ cùng những cảm nhận lần đầu có “trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong giấc mơ đi ra”. Hạnh phúc đến bất ngờ khiến Tràng vẫn chưa hết bất ngờ . Từ những đổi thay trong cảm xúc, Tràng nhận ra mọi thứ xung quanh cũng đổi khác “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”. Khung cảnh nhà cửa, vườn tược gọn gàng, sạch sẽ đã mang đến luồng sinh khí mới xua đi cái ám ảnh đói khát đang bủa vây “Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khoum mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc cây ổi đã kín nước đầy ăm ắp”.
Nhìn cảnh mẹ và vợ đang lúi húi dọn dẹp Tràng, hình ảnh bình dị nhưng lại khiến cho Tràng xúc động, Tràng thấy cuộc sống của mình thau đổi hẳn, những suy nghĩ của hắn cũng trở nên trưởng thành, chín chắn hơn, Tràng cảm thấy mình phải có trách nhiệm với vợ con, với gia đình nhỏ của mình “Bỗng nhiên ắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn có một gia đùn. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”.
Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới hiện lên trong đầu Tràng đã gợi ra sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật Tràng. Qua hình ảnh ấy đã mang cho người đọc một niềm tin rằng một ngày nào đó anh Tràng sẽ đi theo cách mạng, theo đoàn người đói để đứng lên đấu tranh, đổi thay cuộc sống.
Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau vợ về nhà đã tiếp nối mạch diễn biến của câu chuyện, đồng thời thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim Lân đối với nhân vật của mình cũng là sự trân trọng sâu sắc với những người dân nghèo khổ nhưng có khát khao sống mạnh mẽ.