Thắng lợi quân sự nào buộc thực dân Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ ? Nhận xét mối quan hệ giữa đấu tranh quân sự và ngoại giao?

2 câu trả lời

  

Hiệp định Genève 1954 là hiệp định đình chiến được ký kết tại thành phố Genève, Thụy Sĩ nhằm khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương và chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương

Hiệp định được kí kết ngày 20.7.1954 tại Giơnevơ (Thụy Sĩ) giữa đại diện Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu và tướng Đentay, đại diện quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.

Hiệp định gồm 6 chương, 47 điều và 1 phụ bản, có nội dung chủ yếu như sau: Chính phủ Pháp tuyên bố thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; quân đội Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam; nhân dân Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất đất nước; vạch giới tuyến quân sự tạm thời và khu phi quân sự để tách lực lượng vũ trang các bên; quy định những biện pháp cho việc tập kết lực lượng của đôi bên; ngăn cấm phá hoại tài sản công cộng, trả thù và phân biệt đối xử, đồng thời bảo đảm quyền tự do lựa chọn vùng cư trú; cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí và phương tiện chiến tranh mới vào Việt Nam; hai bên Việt Nam không được tham gia bất kì một khối liên minh quân sự nào và không để dễ bị sử dụng gây lại chiến tranh hoặc phục vụ cho một Cuộc chiến tranh xâm lược; trao trả tù binh và dân thường bị bắt và giam giữ trong chiến tranh.

Hiệp định là một nội dung được công nhận trong Tuyên bố chung ngày 21. 7.1954 của Hội nghị quốc tế về lập lại hoà bình ở Đông Dương họp ở Giơnevơ gồm đại diện các Chính phủ: Cămpuchia, Lào, Việt Nam dân chủ cộng hoà, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Mĩ, Pháp, Anh, Liên Xô chứng nhận bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và tổ chức kiểm soát và giám sát quốc tế việc thi hành Hiệp định; lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự và chỉ có tính chất tạm thời không thể coi đó là biên giới chính trị hoặc lãnh thổ; thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; chứng nhận tuyên bố của Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam; xác định việc tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7.1956 có sự kiểm soát quốc tế để thống nhất Việt Nam.

Hiệp định là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên, trong một văn kiện pháp luật quốc tế, các quyền cơ bản của một dân tộc - độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được chính thức công nhận, đánh dấu một bước phát triển mới của công pháp quốc tế.

Cách đây 65 năm, ngày 21-7-1954, tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược. Kết quả của Hiệp định Giơ-ne-vơ bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó có vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chỉ đạo sâu sát, kịp thời quá trình đàm phán và ký kết.

Từ khi chiến thắng chiến dịch Điện Biên Phủ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm