Tháng 12/1920 có sự kiện gì nêu ý nghĩa sự kiện đó

2 câu trả lời

Từ đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia Đảng Xã hội Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lúc này Đảng Xã hội Pháp đang phân hóa sâu sắc trong việc lựa chọn cương lĩnh chính trị.

Một cánh trung thành tiếp tục đi theo khuynh hướng của Quốc tế II bám vào đường lối cải lương chủ nghĩa; một nhóm đi theo Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản được Lê-nin thành lập) ủng hộ con đường mà cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra; còn một nhóm chính giữa, lưng chừng, bị gọi một cách mỉa mai “quốc tế hai rưỡi.

Mùa thu năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo (Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp).

Ngôi nhà số 9, ngõ Công Poanh (Compoint), nơi ở của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921-1923.

Bản luận cương làm cho người cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao, Người vui mừng đến phát khóc và muốn nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”. Từ đó Người đã có một sự lựa chọn tán thành Quốc tế thứ III. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước, Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Cũng từ đây Người hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ III.

Danh thiếp thợ ảnh của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ hoạt động ở Pari, Pháp từ năm 1919-1923.

Từ ngày 25 đến 30 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua (Tours) với tư cách là đại biểu Đông Dương. Đại hội khai mạc lúc 10 giờ 35 phút ngày 25 tháng 12 năm 1920, tại phòng họp lớn của nhà Mane ở thành phố Tua, cách Pari 237km.

Toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, tháng 12/1920.

Khi đoàn chủ tịch giới thiệu Nguyễn Ái Quốc là đại biểu Đông Dương, cả Đại hội đứng dậy vỗ tay, lần đầu tiên có một người Việt Nam tham gia đại hội đại biểu của một chính đảng Pháp và là người bản xứ duy nhất trong số đại biểu các thuộc địa có mặt trong đại hội.

Ngày 26 tháng 12 năm 1920 tại phiên họp đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đã đã phát biểu ý kiến. Trong lời phát biểu Nguyễn Ái Quốc đã lên án chủ nghĩa đế quốc Pháp, vì lợi ích của nó đã dùng lưỡi lê chinh phục Đông Dương và trong suốt nửa thế kỷ qua, nhân dân Đông Dương không những bị áp bức và bóc lột mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm. Bằng những sự thật Nguyễn Ái Quốc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương và cho rằng “Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ người bản xứ bị áp bức”, rằng “Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa...đánh giá đúng tầm quan trọng của thuộc địa…”.

Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, tháng 12/1920.

22 giờ ngày 29 tháng 12 năm 1920, Đại hội Tua tiến hành bỏ phiếu quyết định việc Đảng ở lại Quốc tế II hay gia nhập Quốc tế III. Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản). Sau cuộc bỏ phiếu, nữ đồng chí Rôdơ (Rose) người ghi biên bản tốc ký đại hội, hỏi Nguyễn Ái Quốc:

- Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III?

Nguyễn Ái Quốc trả lời:

- Tôi hiểu rõ một điều, Quốc tế III rất chú ý đến giải quyết vấn đề giải phóng thuộc địa…Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, là tất cả những điều tôi hiểu (trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1975).

Ngày 30 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc cùng những người chủ trương gia nhập Quốc tế III tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản. Từ phút ấy Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản. Là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đồng thời Nguyễn Ái Quốc cũng là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Hành động bỏ phiếu ủng hộ Quốc tế III là sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện đó cũng mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam một giai đoạn phát triển mới “Giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin”.

Bác Hồ tham dự đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp