Thách thức lớn nhất của việt nam trong mối quan hệ với EU hiện nay là gì
2 câu trả lời
Quan hệ Việt Nam - EU có những bước phát triển hết sức tốt đẹp, đặc biệt là ngay trước chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Chủ tịch Hội đồng châu Âu theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. EU hiện là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, hợp tác phát triển, thương mại - đầu tư, khoa học - công nghệ đến ứng phó với các thách thức toàn cầu.
Sau 20 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 11/1990, quan hệ Việt Nam và EU đã có những bước phát triển nhanh chóng và vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, cũng như giáo dục, khoa học công nghệ.... Ngày nay, Liên minh châu Âu là đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Hiệp định khung về hợp tác ký kết tháng 7/1995 là khuôn khổ pháp lý quan trọng cho việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và EU. Tuy nhiên, hiện nay, cả Việt Nam và EU đã có những phát triển quan trọng. EU tiếp tục lớn mạnh, mở rộng thành 27 nước thành viên với những liên kết ngày càng sâu rộng cả về kinh tế, chính trị, an ninh.
Ngày 27/6/2012, Việt Nam và EU, đã ký chính thức PCA. Các nguyên tắc cơ bản được quy định tại PCA như tính khác biệt về trình độ phát triển, luật pháp phù hợp với khả năng của Việt Nam. “Hiệp định đánh dấu một bước phát triển mới về chất trong quan hệ Việt Nam- Liên minh châu Âu, từ chỗ Liên minh châu Âu chủ yếu hỗ trợ Việt Nam phát triển giảm nghèo, chuyển đổi nền kinh tế sang mối quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện cùng có lợi, phù hợp với mức độ liên kết sâu rộng và tầm vóc của Liên minh châu Âu trong thế kỷ 21, cũng như thế và lực ngày càng tăng của Việt Nam trong hơn 25 đổi mới và hội nhập thành công” - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nói.
Việc ký chính thức PCA và khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và EU là hai sự kiện quan trọng, tạo đà cho việc phát triển quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thiết thực trên tất cả các lĩnh vực. Hiệp định PCA và việc đàm phán Hiệp định FTA Việt Nam - EU là những bước phát triển hết sức quan trọng, đưa quan hệ Việt Nam - EU chuyển sang một giai đoạn mới theo tinh thần đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài, mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên. Hai bên thường xuyên có các cuộc tiếp xúc và trao đổi đoàn, kể cả ở cấp cao nhất.
Năm 2005, Chính phủ đã thông qua đề án tổng thể Quan hệ Việt Nam - Liên minh châu Âu và Chương trình hành động đến 2010 và định hướng tới 2015 với mục tiêu đưa quan hệ Việt Nam - EU trở thành "Quan hệ đối tác toàn diện và bền vững, trên tinh thần ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau, vì hòa bình, hợp tác và phát triển phồn vinh trong các thập kỷ tới của thế kỷ 21". Các hoạt động hợp tác, trao đổi trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ ngày càng phong phú và đa dạng, đưa quan hệ hai bên phát triển một cách toàn diện.
EU là đối tác đầu tiên của Việt Nam có chiến lược tổng thể về hợp tác và Việt Nam cũng là nước đầu tiên ở Đông Nam Á đưa ra một chiến lược hợp tác toàn diện với EU.
đúng ko
Ngoài những cơ hội, những cánh cửa thị trường mới, kinh tế Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với các thách thức bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Trong ngắn hạn, thương mại của Việt Nam dự báo tuy không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng khi Mỹ gia tăng áp đặt một số biện pháp hạn chế với hàng Trung Quốc khiến một số hàng hóa cùng chủng loại của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.
Về lâu dài, tác động lan tỏa có thể lớn, khó định lượng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc sẽ chịu tác động tiêu cực. Ðặc biệt, hàng công nghệ cao và nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Các chuyên gia dự báo, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ làm giảm GDP của Việt Nam Trung bình khoảng 0,03% - 0,12% trong 5 năm tới, ước tính khoảng 6.000 tỷ đồng/năm.